Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp tháo khí mê tan tại mỏ than Mạo Khê

- Tác giả: Nguyễn Văn Thịnh
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 10-06-2020
- Sửa xong: 25-03-2020
- Chấp nhận: 10-06-2020
- Ngày đăng: 30-06-2020
- Lĩnh vực: Thông gió, An toàn và Bảo vệ môi trường
Tóm tắt:
Mỏ than Mạo Khê nằm ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thuộc quản lý của Công ty than Mạo Khê-TKV. Mỏ than Mạo Khê được xếp siêu hạng về khí mêtan theo Quyết định của Bộ Công thương, đây là cấp nguy hiểm nhất về khí mêtan đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò. Khí mê tan chứa trong các vỉa than là nguyên nhân gây ra những vụ bục khí mê tan, phụt khí mê tan và thoát khí mê tan cường độ lớn gây ra những vụ cháy nổ khí mê tan trong mỏ than hầm lò[4], Để có thể phòng ngừa mối nguy hiểm do cháy nổ khí mêtan trong các mỏ hâm lò cần phải kiểm soát được nồng độ khí mêtan trong các đường lò mỏ, do đó cần thiết phải chủ động có giải pháp tháo khí phù hợp trước khi khai thác cho những vỉa có độ chứa khí cao. Bài báo đã nghiên cứu đặc điểm điều kiện địa chất, độ chứa khí của các vỉa than và sơ đồ thông gió của mỏ than Mạo Khê và đề xuất giải pháp tháo khí mêtarì phù hợp cho mỏ than Mạo Khê.

1. Báo cáo tổng hợp tài liệu và tính lại trữ lượng khu mỏ than Mạo Khê-Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, Công ty cổ phần Tin học Môi trường Mỏ. 2010. ^
2. Kế hoạch khai thác năm 2020 của mỏ than Mạo Khê. Công ty than Mạo Khê-TKV.
3. Kết quả phân tích độ chứa khí mê tan tại mỏ than Mạo Khê trong quá trình khai thác từ năm 2012 đến năm 2019. Trung tâm An toàn mỏ, Viện KHCN mỏ-Vinacomin.
4. Trần Xuân Hà và nnk: Giáo trình An toàn và vệ sinh công nghiệp trong khai thác mỏ hầm lò. Nhà Xuất bản Khoa học kỹ thuật, năm 2014.
5. Nguyễn Trần Tuân: Nghiên cứu công nghệ khoan ngang hợp lý phục vụ công tác thăm dò khí, thăm dò nước ở mỏ than hầm lò vùng Mạo Khê. Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, năm 2014.
Các bài báo khác