Đánh giá độ chính xác mô hình hải đồ độ sâu tổng quát các đại dương trên khu vực giữa biển đông

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=210411
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ-Địa Chất
    2 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển
    3 Học viện Kỹ thuật Quân sự
    4 Viện Khoa học Đo đạc và

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 21-04-2021
  • Sửa xong: 14-05-2021
  • Chấp nhận: 01-08-2021
  • Ngày đăng: 30-11-2021
Trang: 71 - 76
Lượt xem: 96
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày phương pháp đánh giá độ chính xác mô hình Hải đồ đô sâu tổng quát các đại dương (General Bathymetric Chart of the Oceans - GEBCO). Độ sâu từ mô hình GEBCO được nội suy cho các điểm đo sâu trực tiếp. So sánh độ sâu nội suy với độ sâu đo trực tiếp sẽ tính được độ lệch độ sâu. Độ chính xác được đánh giá theo công thức Gauss nếu không có độ lệch hệ thống, hoặc đánh giá theo công thức Betxen nếu có độ lệch hệ thống. Thực nghiệm được thực hiện trên khu vực giữa Biển Đông với 3134 điểm đo độ sâu trực tiếp. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Độ chính xác của mô hình độ sâu GEBCO đạt là ±266,2 m, độ lệch hệ thống là -39,6 m. Các điểm có độ lệch dưới 266 m chiếm tỷ lệ 83,2 %; độ lệch dưới 532 m chiếm 94,8 %; độ lệch dưới 798 m chiếm 97,6 %. Đặc biệt 52 điểm có độ lệch trên 1000 m, chiếm tỷ lệ 1,7%. Các điểm có độ lệch lớn tập trung ở khu vực Quần đảo Trường Sa, nơi có địa hình đáy biển biến đổi phức tạp, có nhiều đảo và không có số liệu đo trực tiếp khi xây dựng mô hình độ sâu GEBCO.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Sáng, Đỗ Văn Mong, Nguyễn Thành Lê và Đinh Xuân Mạnh, 2021. Đánh giá độ chính xác mô hình hải đồ độ sâu tổng quát các đại dương trên khu vực giữa biển đông, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXX, kỳ 4+5+6, tr. 71-76.
Tài liệu tham khảo

1. Đặng Nam Chinh, Nguyễn Xuân Bắc, Bùi Thị Hồng Thắm, Trần Thị Thu Trang, Ninh Thị Kim Anh (2015), Giáo trình lý thuyết sai số, Trường Đại học Tài nguyên và môi trường, Hà nội.

2. Hoàng Ngọc Hà, Trương Quang Hiếu (2003), Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Khương Văn Long (2018). Ứng dụng công nghệ khảo sát biển và định hướng phát triển ngành đo đạc biển hải quân sau năm 2020. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học, công nghệ toàn quốc ngành Đo đạc và Bản đồ. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

4. Dương Quốc Lương (2018). Quá trình hình thành và phát triển của công tác đo đạc và bản đồ biển. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học, công nghệ toàn quốc ngành Đo đạc và Bản đồ. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam

5. Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (2013). Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Đo đạc thành lập bản đồ biển khu vực Quần đảo Trường Sa, DK1 tỷ lệ 1:200 000; 1:50 000.

6. McKean J. W. and Sheather S. J, (2003). Statistic, Nonparametric. in R. A. Meyers Editor, Encyclopedia of Physical Science and Technology (Third Edition) (pp. 891-914). New York: Academic Press.

7. GEBCO Compilation Group (2020). GEBCO 2020 Grid (doi: 10.5285 / a29c5465-b138-234de053- 6c86abc040b9).

8. https://www.gebco.net/

Các bài báo khác