Quá trình tuyển nổi graphit kỵ nước tự nhiên trong dung dịch muối điện ly

- Tác giả: Nhữ Thị Kim Dung, Trần Văn Được
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ-Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Tuyển nổi, Graphit, Chất điện ly, Quặng tinh.
- Nhận bài: 16-11-2021
- Sửa xong: 02-12-2021
- Chấp nhận: 10-01-2022
- Ngày đăng: 30-04-2022
- Lĩnh vực: Tuyển và Chế biến Khoáng sản
Tóm tắt:
Kết quả tuyển nổi các khoáng vật phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, như nồng độ bùn, độ pH, độ mịn
nghiền, chế độ thuốc tuyển,… Trong đó, các ion không thể tránh khỏi trong bùn như Mg2+, Ca2+, và K+ ảnh
hưởng đáng kể đến quá trình tương tác thuốc tuyển với bề mặt hạt khoáng, đặc biệt là đối với tuyển nổi
các khoáng vật sunfua kim loại. Đối với quá trình tuyển nổi khoáng vật graphit kỵ nước tự nhiên, sự có mặt
của các chất điện ly (NaCl, KCl, MgCl2, MgSO4,…) ảnh hưởng đến kết quả tuyển nổi. Các ion chất điện ly
có thể làm mất ổn định sự hình thành lớp hydrat xung quanh các hạt, do đó khả năng hấp phụ thuốc tuyển
của khoáng vật được tăng cường. Kết quả tuyển nổi graphit khi có mặt các chất điện ly đạt được là mức
thu hồi quặng tinh graphit tăng và hàm lượng C trong quặng tinh cũng tăng so với khi tuyển nổi không có
các chất điện ly. Đây là một hướng nghiên cứu mới đối với quá trình tuyển nổi các khoáng vật kỵ nước
bằng dung dịch các chất điện ly. Bài báo trình bày cơ chế quá trình tuyển nổi graphit kỵ nước tự nhiên
trong dung dịch muối điện ly và một số kết quả thử nghiệm với mẫu quặng graphit Nậm Thi - Lào Cai.

1. Nguyễn Bơi, Trần Văn Lùng, Phạm Hữu Giang (1999), Cơ sở tuyển khoáng, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
2. Castro S., Laskowski J.S.(2011), Froth flotation in saline water, Powder & Particle, 29(29), 4-15.
3. Choi J. et al. 2016), Flotation behaviour of malachite in mono- and di-valent salt solutions using sodium oleate as a collector, International Journal of Mineral Processing, 146, 38-45.
4. Dickson A.G., Goyet. (1994), Handbook of Methods for the Analysis of the Various Parameters of the Carbon Dioxide System in Sea Water, Version 2. Oak Ridge National Lab., TN, United States.
5. Graig V.S.J. et al. (1993), The effect of electrolytes on bubble coalescence in water, Journal of Physical Chemistry, 97(39), 10192-10197.
6. Hancer M. et al. (2001), The significance of interfacial water structure in soluble salt flotation systems, Journal of Colloid & Interface Science, 235(1), 150.
7. Liang et al. Y.2007), Interaction forces between colloidal particles in liquid: theory and experiment, Advances in Colloid & Interface Science, 134-135(21), 151.
8. Lee H.T. et al 2005), Particle and liquid dispersion in foams, Colloids & Surfaces A Physicochemical & Engineering Aspects, 263(1):320-329.
9. Mishchuck N.(2005), The role of hydrophobicity and dissolved gases innonequilibrium surface phenomena, Colloids Surf., A 267, 139-152.
10. Pauson O., Pugh R.J., (1996), Flotation of inherently hydrophobic particles in aqueous solutions of inorganic electrolytes, Langmuir, 12(20), 4808-4813.
11. Pease J.D. et al. (2006), Designing flotation circuits for high fines recovery, Minerals Engineering, 19(6), 831-840.
12. Qingteng Lai, et al. (2018), Mechanisms for the improved flotation of inherently hydrophobic graphite in electrolyte solution, Physicochemical Problems of Mineral Processing, http://www.journalssystem. com/ppmp
13. Wang B. et al. (2014), Effect of saline water on the flotation of fine and coarse coal particles in the presence of clay minerals, Minerals Engineering, 66–68, 145-151.
14. Zhao S. et al. (2016), An impedance spectroscopy study on the mitigation of clay slime coatings on chalcocite by electrolytes, Minerals Engineering, 101, 40-46.
Các bài báo khác