Công nghệ và xu hướng sử dụng máy đào hầm khi thi công công trình ngầm tại Việt Nam

- Tác giả: Trần Tuấn Minh, Đặng Trung Thành, Nguyễn Duyên Phong
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ-Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Máy khoan hầm, Khiên đào, Công nghệ hiện đại, Thiết bị, Các rủi ro.
- Nhận bài: 27-08-2021
- Sửa xong: 25-09-2021
- Chấp nhận: 30-11-2021
- Ngày đăng: 30-06-2022
- Lĩnh vực: Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ
Tóm tắt:
Thi công công trình ngầm (CTN) bằng công nghệ hiện đại với các máy đào hầm ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ưu điểm của máy đào hầm là tốc độ thi công nhanh khi không gặp các sự cố, công tác chống giữ được thực hiện ngay trong và sau quá trình tách bóc đất đá từ gương hầm nên đảm bảo độ ổn định cho đất đá xung quanh đường hầm. Các công tác trong chu kỳ từ khai đào, vận tải đất đá thải và chống giữ ổn định cho đường hầm được thực hiện bằng cơ giới hoá do đó giảm tối đa sự hiện diện của con người trong quá trình đào hầm. Tại Việt Nam, hiện nay xu hướng xây dựng các CTN ngày càng được quan tâm và chú trọng, đặc biệt là trong việc giải bài toán ách tắc giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các dự án đường cao tốc Bắc Nam với hàng trăm km hầm xuyên núi, các hầm thuỷ lợi, quân sự, khai thác mỏ cũng ngày càng được quan tâm và chú ý hơn. Trong bài báo nhóm tác giả giới thiệu công nghệ đào hầm bằng máy khoan hầm (TBM) và xu hướng áp dụng thiết bị này trong xây dựng các công trình ngầm ở Việt Nam.

1. Çimentepe, A.G. (2010). Evaluation of structural analysis method used for the design of TBM segmentallinigs (Master thesis, Middle East Technical University, Ankara, Turkey).
2. ITA report n. 14 (2014). Dr. Karin Bäppler. Case histories, Mechanized Tunnelling, Soft Ground.Hanoi-Vietnam, 9-11April 2014.
3. https://tuoitre.vn/robot-tbm-da-khoan-duoc-hon-430m-duong-ham-metro-20170901114744856.htm
Các bài báo khác