Hiện trạng tính toán áp lực tác dụng lên đường lò nằm dưới bãi thải và xây dựng mô hình tính áp dụng cho mỏ than Mông Dương

- Tác giả: Nguyễn Hữu Sà 1, Đào Viết Đoàn 2, Đặng Văn Kiên 2
Cơ quan:
1 Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
2 Trường Đại học Mỏ-Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 12-09-2022
- Sửa xong: 10-10-2022
- Chấp nhận: 20-10-2022
- Ngày đăng: 31-12-2022
- Lĩnh vực: Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ
Tóm tắt:
Hiện này nhiều mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh đã và đang khai thác các vỉa than nằm dưới bãi thải mỏ. Nhiều bãi thải mỏ đã đạt đến chiều cao đổ thải bằng 200÷400 m, cá biệt lên đến trên 500 m. Áp lực do trọng lượng của khối đá trong bãi thải được coi là áp lực nhân tạo hình thành từ quá trình đổ thải đất đá, về định tính áp lực này cũng sẽ là một phần áp lực tác dụng lên những đường lò nằm dưới bãi thải. Bài viết nêu hiện trạng bãi thải mỏ và các vỉa than đã, đang và sẽ khai thác nằm bên dưới bãi thải mỏ vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh và dựa trên điều kiện thực tế của bãi thải mỏ than Mông Dương sử dụng phần mềm Phase2 lập mô hình mô phỏng khi chưa có bãi thải, kích thước mô hình (600x800)m, khi có bãi thải kích thước mô hình bằng thước (800x800)m để nghiên cứu ứng suất nguyên sinh phân bố trong khối đá. Kết quả cho thấy, giá trị phân bố ứng suất nguyên sinh lớn nhất sigma 1 và ứng suất nguyên sinh nhỏ nhất sigma 3 trong khối đá tăng dần theo chiều sâu. Giá trị ứng suất nguyên sinh khi chưa có bãi thải nhỏ hơn khi có bãi thải. Kết quả mô phỏng sẽ giúp cho các đơn vị tư vấn và thi công có định hướng tính toán áp lực tác dụng lên các đường lò nằm dưới bãi thải mỏ.

1.Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin (2016), Nghiên cứu độ ổn định, lựa chọn thông số, trình tự đổ thải, các giải pháp thoát nước và các công trình bảo vệ phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu tại các bãi thải mỏ than lộ thiên thuộc TKV, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Phích (2007), Cơ học đá, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
3. Công ty CP than Mông Dương – Vinacomin (2020), Bản vẽ mặt cắt địa chất tuyến AA nâng cấp trữ lượng khu Trung tâm mỏ than Mông Dương, 2020.
5. Rocscience. Phase2 - User’s Guide, 2001.
6. Công ty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp (2005), Dự án đầu tư mỏ than Khe Chàm III.
7. Công ty Cổ phần Địa chất Việt Bắc – TKV (2018), Báo cáo kết quả thăm dò than Khu mỏ Khe Tam, Mặt cắt địa chất tuyến V.
Các bài báo khác