Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm công nghệ cắt vách bằng phương pháp bơm ép thủy lực định hướng để phá hỏa ban đầu lò chợ cơ giới hóa ở các mỏ than hầm lò Quảng Ninh

Cơ quan:
1 Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam
2 Tổng Công ty Đông Bắc
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Phá hỏa ban đầu, Cơ giới hóa, Bơm ép thủy lực, Cắt vách
- Nhận bài: 20-12-2022
- Sửa xong: 30-01-2023
- Chấp nhận: 05-02-2023
- Ngày đăng: 30-04-2023
- Lĩnh vực: Khai thác mỏ
Tóm tắt:
Hiện nay, công tác phá hỏa ban đầu các lò chợ cơ giới hóa ở mỏ hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được thực hiện bằng phương pháp khoan nổ mìn phá sập đá vách từ lò thượng và các cúp than bám vách. Các giải pháp hiện đang áp dụng mới tính đến bước gẫy ban đầu của của đá vách trực tiếp, thuộc loại dễ sập đổ và sập đổ trung bình, chưa tính đến bước gẫy ban đầu của đá vách trực tiếp hoặc đá vách cơ bản khó sập đổ, “treo” với diện tích lộ trần lớn trong khoảng trống khai thác, tiềm ẩn rủi ro sập đột ngột, bất thường, có thể gây mất an toàn chovngười và thiết bị cơ giới hóa lò chợ. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm điều khiển đá vách khó sập đổ ở nước ngoài, các tác giả đề xuất áp dụng công nghệ cắt vách bằng phương pháp bơm ép thủy lực định hướng để hoàn thiện công tác phá hỏa ban đầu lò chợ cơ giới hóa ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh

1. Phùng Mạnh Đắc, Trần Tuấn Ngạn và nnk (2022), Phân loại đá vách phục vụ công tác điều khiển áp lực mỏ ở các mỏ hầm lò Quảng Ninh, Tạp chí Công Nghệ Mỏ số 4/2022.
2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2019), Hướng dẫn áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ trong các mỏ hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
3. L.M.Dou, C.P. Lu, Z.L. Mu (2009), Prevention and forecasting of rock burst hazards in coal mines, Mining Science and Technology (China).
4. Министерство угольной промышленности СССР (1991), Инструкция по выбору способа и параметров разупрочнения кровли на выемочных участках, Ленинград.
5. Клишин В.Н. (2020), Разупрочнение труднообрушаемой кровли методом направленного разрыва на этапе выхода механизированного комплекса из монтажной камеры, Уголь №11 2020.
6. Клишин В.Н. (2021), Реализация метода направленного гидроразрыва при решении геотехнических задач управления повышенным горным давлением, Уголь №11 2021.
7. Клишин В.Н. (2015), Опыт применения направленного гидроразрыва основной кровли при выводе механизированного комплекса из монтажной камеры, Уголь №11 2015.
8. Цивка Ю.В., Петров А.Н. (2005), Гидродинамические явления на рудник Баренцбург архипелага Шпицбернен, Уголь №7 2005.
9. Демура В. Н., Артемьев В. Б. и др. (2014), Технологические схемы подготовки и отработки выемочных участков на шахтах ОАО «СУЭК-Кузбасс», Москва.
10. Леконцев Ю.М (2017), Направленный гидроразрыв и модернизация оборудования для его проведения, Уголь №10 2017.
Các bài báo khác