Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đá quý ở Việt Nam

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=23059
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 07-09-2023
  • Sửa xong: 05-10-2023
  • Chấp nhận: 10-10-2023
  • Ngày đăng: 30-10-2023
Trang: 65 - 73
Lượt xem: 153
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Phát triển sản phẩm du lịch rất quan trọng vì nó đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Việc phát triển sản phẩm du lịch đá quý ở Việt Nam là việc gia tăng số lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch đá quý tại những địa phương có hoạt động khai thác, chế tác và kinh doanh buôn bán về đá quý. Đá quý thường có giá trị kinh tế, văn hóa và lịch sử đặc biệt. Kết hợp du lịch đá quý với văn hóa vùng miền, bản sắc dân tộc tạo ra cơ hội kinh doanh và thu nhập cho các cộng đồng địa phương. Du khách không chỉ đến để khám phá cảnh quan tự nhiên mà còn quan tâm đến văn hóa địa phương, giao lưu với cư dân địa phương, mua các sản phẩm và dịch vụ địa phương. Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Phát triển sản phẩm du lịch đá quý giúp tăng sự hiểu biết và sự đa dạng của trải nghiệm du lịch. Bài báo phân tích tiềm năng cung để phát triển sản phẩm du lịch đá quý ở Việt Nam bao gồm tiềm lực tài nguyên; tiềm lực nguồn cung ứng; nguồn nhân lực. Tiềm năng cầu để phát triển sản phẩm du lịch đá quý ở Việt Nam bao gồm nhu cầu sở thích của khách du lịch; nhu cầu chi trả.

Trích dẫn
Phạm Thị Thanh Hiền, Đỗ Mạnh An, Tạ Thị Toán, Hoàng Thị Thoa và Ngô Thị Kim Chi, 2023. Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đá quý ở Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 5, tr. 65-73.
Tài liệu tham khảo

Ariyarathne, M.M, (2014); http:/erepo.lib.uwu.ac.lk/bitstream/handle/123456789/1165/Porotov G.X. (1977). Elisa Backer và Anja Hergesell, (2017); Tourism Product Innovation and Develop ment through Cocreation; https:/doi.org/10.1016/j.jhtm.2013.06.001 Harmony K. Musiyarira, Mallikarjun Pillalamarry, Ditend Tesh, Namate Nikowa, (2019); Formulating strategic interventions for the coloured gemstone industry in Namibia by utilising the logical framework approach; Department of Mining and Process Engineering, Namibia University of Science and Technology, Windhoek, Namibia; journal homepage: www.elsevier.com/locate/exis Khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2017 Nguy Tuyết Nhung, (2008); Giáo trình ngọc học, NXB Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Ngụy Tuyết Nhung, Nguyễn Ngọc Khôi, Hoàng Thị Tuyết, (1995); Địa chất, khoáng sản và dầu khí Việt nam. Tập 2; Báo cáo Hội Nghị Khoa Học Địa chất Việt Nam Nguyễn Kinh Quốc, (1995); Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý - đá kỹ thuật Việt Nam (Báo cáo đề tài KT.01.09); Lưu trữ Trung tâm Thông tin & Tư liệu Địa chất. Phan Trường Thị, (2016); Đá quý và thế giới tâm linh; Đá quý Việt Nam; NXB thông tin và truyền thông Reynard, Emmanuel, & Brilha, J, (2007); Geoheritage: A Multidisciplinary and Applied Research Topic (Emmanuel Reynard & J. B. T.-G. Brilha (Eds.); pp. 3-9); Elsevier, https:/doi.org/ https:/doi.org/10.1016/B978-0-12-809531-7.00030-7. Richard S.Aquino, Heike A. Schänzel, Kenneth F. Hyde, (2017); Analysing Push and Pll Muotives for Volcano Tourism at Mount Pinatubo, Philippines; Geoheritage volume 11, pages177–191. Schutte, I. C, (2009); A strategic management plan for the sustainable development of geotourism in South Africa; North-West University. Stephen L.J. Smith (https:/doi.org/10.1016/0160-7383(94)90121-X Trần Đức Thanh và cs, (2022); Nhập môn du lịch; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Các bài báo khác