Bước đầu triển khai một số mô hình nền kinh tế tuần hoàn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=230611
  • Cơ quan:

    Viện Dầu khí Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 30-08-2022
  • Sửa xong: 22-09-2022
  • Chấp nhận: 25-09-2022
  • Ngày đăng: 31-12-2023
Trang: 76 - 80
Lượt xem: 83
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tại Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), kinh tế tuần hoàn được quán triệt trong chiến lược phát triển để hướng đến các mục tiêu khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững. Theo đó, liên kết chuỗi giữa các hoạt động của Tập đoàn dần được hình thành, đồng thời, vấn đề tái chế và giảm phát thải từ các hoạt động sản xuất được tăng cường. Tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hàng năm, 350 tấn xúc tác thải RFCC đã được tái sử dụng. Nhà máy Đạm Cà Mau cũng đã tận dụng nguồn khí permeate gas từ Nhà máy Điện Cà Mau để thu hồi cấu tử methane để làm nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất Đạm. Từ năm 2007, PVN, JX NIPPON và JOGMEC đã tiến hành nghiên cứu khả thi CO2-EOR và triển khai thử nghiệm thí điểm tại Mỏ dầu Rạng Đông vào năm 2011. Theo đánh giá của VPI (2022), PVN có thể phát triển và ứng dụng các công nghệ mới để chuyển hóa CO2 thành các loại hóa chất, nhiên liệu sạch và vật liệu tiên tiến để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, góp phần giảm gần 37 triệu tấn CO2/năm vào năm 2030. Việc áp dụng các hoạt động tái chế và tái sử dụng tại các cơ sở sản xuất của PVN không những góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra tiền đề để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn và hình thành liên kết chuỗi, hướng đến hoạt động bền vững.

Trích dẫn
Nguyễn Hữu Lương và Nguyễn Hồng Minh, 2023. Bước đầu triển khai một số mô hình nền kinh tế tuần hoàn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 6, tr. 76-80.
Tài liệu tham khảo

Các bài báo khác