Về những phương pháp tái chế và tái sử dụng phế thải ngành khai thác và chế biến khoáng sản

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24054
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 12-09-2023
  • Sửa xong: 20-09-2023
  • Chấp nhận: 25-09-2023
  • Ngày đăng: 30-10-2024
Trang: 27 - 40
Lượt xem: 122
Lượt tải: 4
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong quá trình khai thác, tuyển và chế biến khoáng sản luôn tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. Ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, phế thải ngành công nghiệp khai khoáng là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường. Nếu không được quản lý đúng cách, những loại phế thải này có tác động tiêu cực đến môi trường và tạo thành mối nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, những thách thức về môi trường hoàn toàn có thể được giải quyết. Khi các ngành công nghiệp khai thác, tuyển và chế biến khoáng sản tích hợp lại tạo thành mô hình kinh tế tuần hoàn, nhằm phát triển quá trình sản xuất “không phế thải” thông qua tái chế và tái sử dụng các loại phế thải của ngành công nghiệp khai khoáng. Nói cách khác, phế thải của ngành công nghiệp khai khoáng phải được coi là nguồn tài nguyên thứ cấp có giá trị kinh tế. Báo cáo này, trình bày tổng quan về các nghiên cứu và những xu hướng mới trong tái chế và tái sử dụng phế thải của ngành công nghiệp khai khoáng trên thế giới. Từ đó đưa ra các định hướng, nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Việt Nam.

Trích dẫn
Phạm Văn Luận và Lê Việt Hà, 2024. Về những phương pháp tái chế và tái sử dụng phế thải ngành khai thác và chế biến khoáng sản, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 5, tr. 27-40.
Tài liệu tham khảo

1. Chairaksa-Fujimoto R., Inoue Y., Umeda N., Itoh S. & Nagasaka T. (2015). New pyrometallurgical process of EAF dust treatment with CaO addition. International Journal of Minerals, Metallurgy và Materials, vol. 22, no. 8. pp. 788–797.

2. Kuhn M., Mudersbach D. (2004). Treatment of liquid EAF slag from stainless steelmaking to produce environmental friendly construction materials. Proceedings of the 2nd International Conference on Process Development in Iron và Steelmaking, Lulea, Sweden, 6-9 June 2004. Vol. 2. pp. 369–377.

3. Li, Y., Peng T., Man W., Ju l., Zheng F., Zhang M. & Guo M. (2016). Hydrothermal synthesis of mixtures of NaA zeolite và sodalite from Tibearing electric arc furnace slag. RSC Advances, vol. 6. pp.8358–8366.

4. Ndlovu S., Simate G.S. & Matinde E. (2017). Waste Production và Utilization in the Metal Extraction Industries. Taylor & Francis

5. Simate G.S., Ndlovu S. (2014). Acid mine drainage: Challenges và opportunities. Journal of Environmental Chemical Engineering, vol. 2. pp. 1785–1803.

6. Shatokha V., Semukina A. & Sridhar S. (2013). A study on transformation of some transition metal oxides in molten steelmaking slag to magnetically susceptible compounds. Journal of Mining and Metallurgy B, vol. 49, no. 2. pp. 169–174

7. Wang H, Gao J., Liu W. & Zhang M. (2016). Recovery of metaldoped zinc ferrite from zinc-containing electric arc furnace dust: Process development và examination of elemental migration. Hydrometallurgy, vol. 166.

8. Wang H. et al (2017). Facile synthesis of metal-doped Ni-Zn ferrite from treated Zn-containing electric arc furnace dust. Ceramics International, vol. 43. pp. 1980–1987.

Các bài báo khác