Nghiên cứu ổn định đường hầm Metro tiết diện hình chữ nhật cong tại dự án hầm Metro Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp số

- Tác giả: Đặng Văn Kiên, Võ Trọng Hùng, Đỗ Ngọc Anh
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ-Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 13-07-2021
- Sửa xong: 30-08-2021
- Chấp nhận: 15-09-2021
- Ngày đăng: 28-02-2022
- Lĩnh vực: Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ
Tóm tắt:
Do đường hầm metro nằm gần mặt đất, nên tiết diện ngang đường hầm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác thiết kế, thi công, sử dụng vận hành hầm tàu điện ngầm, đặc biệt là những tác động đến độ ổn định, cảnh quan môi trường của các công trình bề mặt. Hiện nay, hầm metro tiết diện hình tròn được sử dụng phổ biến trong hệ thống hầm giao thông đô thị và hệ thống hầm metro khi đào hầm bằng máy (TBM) được sử dụng cho khai đào đường hầm. Tuy nhiên loại hình trên có hệ số sử dụng mặt cắt ngang đường hầm nhỏ dẫn tiết diện đào lớn hơn nhiều so với tiết diện sử dụng làm giảm hiệu quả dự án. Cùng với sợ phát triển của vật liệu kết cấu chống giữ hầm, các loại tiết diện hầm không tròn là phổ biến hơn và cho phép cải thiện hiệu quả sử dụng tiết diện ngang hầm. Tiết diện hình chữ nhật cong (Sub-retangular) đang được chú ý nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm nhiều trong thời gian gần đây do đáp ứng được cùng lúc hai tiêu chí là khả năng mang tải của vỏ chống và hệ số sử dụng hữu ích mặt cắt ngang lớn, tuy nhiên việc tính toán kết cấu vỏ hầm loại này bằng phương pháp giải tích rất phức tạp và cho đến nay chưa có lời giải cho vỏ hầm hình dạng trên. Bài báo trình bày ảnh hưởng của hình dạng đường hầm đến nội lực trong vỏ chống bằng phương pháp số qua phần mềm Plaxis2D. Nghiên cứu được thực hiện qua việc khảo sát một số thông số như đặc tính khối đất, độ sâu và chiều dày vỏ hầm metro tiết diện hình chữ nhật cong lên nội lực trong kết cấu vỏ hầm tại tuyến metro số 6 của dự án hầm tàu điện ngầm metro Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Võ Trọng Hùng (1999). Tối ưu hoá thiết kế xây dựng công trình ngầm và hệ thống công trình ngầm.Giáo trình cao học. Trường Đại học Mỏ-Địa chất. Hà Nội.
2. Võ Trọng Hùng (1998). Vỏ chống sử dụng khả năng mang tải của khối đá. Giáo trình cao học.Trường Đại học Mỏ-Địa chất. Hà Nội. 1998.
3. Võ Trọng Hùng (1998). Vật liệu và kết cấu chống mới trong xây dựng công trình ngầm và mỏ, Giáotrình cao học, Trường Đại học Mỏ-Địa chất. Hà Nội.
4. Đỗ Ngọc Anh (2016). Một số phương pháp tính toán kết cấu chống lắp ghép trong công trình ngầm,Tuyển tập các công trình khoa học kỷ niệm 50 năm thành lập Bộ môn “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ”
1996-2016, tr.7-12, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4527:1988: Hầm đường sắt và hầm đường ô tô - Tiêu chuẩn thiết kế.
6. ITA WG2 (2000). Guidelines for the Design of Shield Tunnel Lining. Hội hầm thế giới ITA.
7. Trần Quý Đức, Lê Đình Tân, Thân Văn Văn (2017). Dự đoán lún bề mặt của môi trường đất yếuxung quanh khi thi công metro số 6 TP HCM. Tạp chí Xây dựng Việt Nam, số 2-2017.
8. Dianchun Du, Daniel Dias, Do Ngoc Anh (2019). Lining performance optimization of sub-rectangulartunnels using the Hyperstatic Reaction Method. Journal of Computers and Geotechnics, 117.
9. Nguyen Tai Tien, Do Ngoc Anh, Karasev Maxim Anatolyevich, Dang Van Kien, Daniel Dias (2020).Tunnel Shape Influence on the Tunnel Lining Behavior, Proceeding of ICE - Geotechnical Engineering.
Các bài báo khác