Nghiên cứu đánh giá độ nứt nẻ của đá trên các mỏ khai thác đá ốp lát khu vực Nam Trung Bộ, Việt Nam

- Tác giả: Phạm Văn Việt 1, Trương Bá Vinh 2
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2 Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Hệ khe nứt, Đá ốp lát, Mỏ đá.
- Nhận bài: 13-03-2023
- Sửa xong: 14-04-2023
- Chấp nhận: 20-05-2023
- Ngày đăng: 30-06-2023
- Lĩnh vực: Khai thác mỏ
Tóm tắt:
Trong hoạt động khai thác đá ốp lát, khe nứt tồn tại trong mỏ có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi khối và hiệu quả khai thác đá ốp lát như số lượng khe nứt, khoảng cách khe nứt và số hệ khe nứt, mối quan hệ giữa các hệ khe nứt trong không gian nhưng hiện nay thiếu cơ sở đánh giá khả năng khai thác đá ốp lát của các mỏ đá. Bài báo đề xuất xây dựng cơ sở đánh giá nứt nẻ ảnh hưởng đến khả năng khai thác đá ốp lát dựa trên xem xét phân tích các hệ khe nứt, số lượng khe nứt và khoảng cách khe nứt trong một hệ và góc hợp bởi các hệ khe nứt trong không gian. Bài báo nghiên cứu áp dụng thực tế tại 3 mỏ ở khu vực Nam Trung Bộ từ thu thập khe nứt thông qua đo đạc trên bề mặt mỏ. Kết quả nghiên cứu góp phần phân loại khả năng khai thác các đá ốp lát trên cơ sở xem xét mức độ nứt nẻ trong đất đá.

1. ISRM (1978), “Description of discontinuities in a rock mass,” Int. J. Rock Mech. Min. Sci., pp. 319–
2. Z. T. Bieniawski (1979), “The Geomechanics Classification In Rock Engineering Applications (1979),”
4th ISRM Congress. p. ISRM-4CONGRESS-1979-117, 02-Sep-1979.
3. R. Salvini, G. Mastrorocco, M. Seddaiu, D. Rossi, and C. Vanneschi (2017), “The use of an unmanned aerial vehicle for fracture mapping within a marble quarry (Carrara, Italy): photogrammetry and discrete fracture network modelling,” Geomatics, Nat. Hazards Risk, vol. 8, no. 1, pp. 34–52.
4. E. P. Isakova, S. M. Daniliev, and T. A. Mingaleva (2021), “GPR for mapping fractures for the extraction of facing granite from a quarry: A case study from Republic of Karelia,” E3S Web Conf., vol. 266.
5. A. Palmström (2001), “Measurement and characterizations of rock mass jointing,” In-Situ Charact. Rocks - Chapter 2, no. January 2001, pp. 1–40.
6. L. M. O. Sousa, “Granite fracture index to check suitability of granite outcrops for quarrying,” Eng. Geol., vol. 92, no. 3–4, pp. 146–159, 2007.
7. R. H. Shumway (1987), “Statistics and Data Analysis in Geology,” Technometrics, vol. 29, no. 4, pp.
8. L. G. Wang, S. Yamashita, F. Sugimoto, C. Pan, and G. Tan (2003), “A methodology for predicting the in situ size and shape distribution of rock blocks,” Rock Mech. Rock Eng., vol. 36, no. 2, pp. 121–142.
9. Nguyễn Tiến Dung, Nguyễn Phương (2001), “Đặc điểm đá ốp lát tỉnh Phú Yên,” Tuyển tập các công trình khoa học Đại học Mỏ - Địa chất, tr. 8–14.
10. Lương Quang Khang (2012), “Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đá ốp lát tỉnh Ninh Thuận,” Công nghiệp mỏ, số 2, tr. 54–57.
11. Munõz de la Nava, P., Escudero, J.A.R., Suarez, I.R., Romero, E.G., Rosa, A.C., Moles, F.C. & Martinez, M.P.G. (1989). Metodología de investigación de rocas ornamentales: granitos. Boletín Geológico y Minero, 100, 433–453. 12. Rocscience Inc (2016), Dips Version 7.0 - Graphical and Statistical Analysis of Orientation Data. www.rocscience.com, Toronto, Ontario, Canada
Các bài báo khác