Phương pháp tính toán kiểm tra điều kiện an toàn điện giật khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò

- Tác giả: Kim Ngọc Linh, Nguyễn Thạc Khánh, Kim Thị Cẩm Ánh,
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 11-02-2023
- Sửa xong: 14-04-2023
- Chấp nhận: 20-04-2023
- Ngày đăng: 30-06-2023
- Lĩnh vực: Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ
Tóm tắt:
Hiện nay, việc tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật chưa được thực hiện khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò Việt Nam. Trong thực tế, mạng điện khu vực mỏ hầm lò thường có các thiết bị điện như quạt thông gió cục bộ, máy bơm nước, tời, quang lật, máng cào v.v… được dẫn động bằng động cơ không đồng bộ. Các động cơ này có khả năng tạo ra sức điện động ngược đưa vào mạng làm tăng nguy cơ điện giật. Đặc biệt trong các giai đoạn chạy thử, bảo dưỡng, sửa chữa vì lúc đó nhiều động cơ làm việc ở chế độ non tải hoặc không tải. Để đảm bảo điều kiện an toàn cho con người trong quá trình lắp đặt, sửa chữa, vận hành thử nghiệm, khi thiết kế mạng điện mỏ cần phải bổ sung thêm phần tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật. Các phương pháp tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật của nước ngoài đều dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, áp dụng vào các mỏ hầm lò Việt Nam thường là không thích hợp vì điều kiện làm việc là khác nhau. Bài báo này đề xuất một phương pháp có tính chất tổng quát, có thể áp dụng cho các mạng điện mỏ hầm lò điện áp 380V, 660V, 1140V và không phụ thuộc vào các kết quả thực nghiệm, vốn rất khó thực hiện trong điều kiện các mỏ hầm lò Việt Nam.

Các bài báo khác