Nghiên cứu xác lập nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò quặng chì - kẽm khu vực Nà Bốp - Pù Sáp, Bắc Kạn

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=230310
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
    2 Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-02-2023
  • Sửa xong: 15-03-2023
  • Chấp nhận: 20-03-2023
  • Ngày đăng: 30-06-2023
Trang: 64 - 71
Lượt xem: 160
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Nà Bốp-Pù Sáp, tỉnh Bắc Kạn nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc đới cấu trúc Lô Gâm, là khu vực có tiềm năng lớn về khoáng sản chì-kẽm của nước ta. Trên cơ sở dữ liệu thu thập và tổng hợp, bài báo sử dụng phương pháp toán để xử lý tài liệu, nhận dạng đối tượng nghiên cứu và mô tả các thuộc tính định lượng đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để xác lập nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Quặng chì- kẽm khu vực Nà Bốp-Pù Sáp phân bố trong các đá vôi bị biến đổi thuộc hệ tầng Cốc Xô, các thân quặng có chiều dày mỏng, dạng thấu kính, dạng mạch. Hàm lượng Pb+Zn trong thân quặng TQ.1 (có quy mô nhất) trung bình đạt 7,48%, biến đổi thuộc loại không đồng đều (Vc = 63,22%) và phân bố thống kê dạng hàm phân bố loga chuẩn. Chiều dày thân quặng TQ.1 trung bình 6,6m, biến đổi không ổn định (Vm = 71,74%). Quặng chì-kẽm khu vực Nà Bốp-Pù Sáp thuộc nhóm mỏ thăm dò loại III, để thăm dò phát triển mỏ, tốt nhât sử dụng mạng lưới thăm dò dạng tuyến. Đối với trữ lượng cấp 122 mạng lưới thăm dò phù hợp là tuyến cách tuyến 60 ÷ 70m, công trình trên tuyến 20 ÷ 30m. Kết quả nghiên cứu là những cứ liệu cho phép đề xuất mạng lưới thăm dò quặng chì-kẽm khu vực nghiên cứu và những khu vực khác có điều kiện địa chất khoáng sản tương tự.

Trích dẫn
Khương Thế Hùng và Nguyễn Quốc Chiến, 2023. Nghiên cứu xác lập nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò quặng chì - kẽm khu vực Nà Bốp - Pù Sáp, Bắc Kạn, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 3, tr. 64-71.
Tài liệu tham khảo

1. Battalgazy N., Madani N. (2019). Categorization of Mineral Resources Based on Different Geostatistical Simulation Algorithms: A Case Study from an Iron Ore Deposit. Natural Resources Research.

2. Bùi Viết Sáng và nnk (2010). Báo cáo kết quả thăm dò quặng chì - kẽm khu vực Nà Bốp-Pù Sáp, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Trung tâm thông tin Lưu trữ và Bảo tàng Địa chất, Hà Nội.

3. Kazdan A.B. (1997). Cơ sở phương pháp luận thăm dò. Nhà xuất bản Nedra (Bản tiếng Nga).

4. Khuong The Hung, Luong Quang Khang, Pham Nhu Sang, Hoang Van Vuong (2021). Establishing a Tungsten Deposit Group and a Pattern Grid Exploration in the Nui Phao Area, Northeastern Vietnam. In: Proceedings of the International Conference on Innovations for Sustainable and Responsible Mining, Springer International Publishing, pp. 58-78

5. Nguyễn Kinh Quốc và nnk (1974). Địa chất và khoáng sản tờ Bắc Kạn tỷ lệ 1:200.000. Trung tâm thông tin Lưu trữ và Bảo tàng Địa chất, Hà Nội.

6. Nguyễn Phương (2006). Mô hình hóa các tính chất của khoáng sản và phương pháp thăm dò. Bài giảng dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

7. Porotov G.X. (1977). Phương pháp toán trong tìm kiếm và thăm dò khoáng sản. Nhà xuất bản Leningrad, 106 trang (Bản tiếng Nga).

8. Prokofiev A.P. (1973). Cơ bản về tìm kiếm-thăm dò khoáng sản rắn. Nhà xuất bản Nhedra (Bản tiếng Nga).

9. Saikia K., Sarkar B.C. (2006). Exploration drilling optimization using geostatistics: A case in Jharia Coalfield. India. Appl. Earth Sci. 115(1), pp. 13-25.

10. Thông tư số 06/2017/QĐ-BTNMT (2017). Thông tư Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn. Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2017.

11. Wellmer F.W. (1998). Statistical evaluations in exploration for mineral deposits. Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Printed in Germany.

Các bài báo khác