Bản chất quặng hóa vàng gốc khu vực Sakai, nước CHDCND Lào

- Tác giả: Lê Thị Thu
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Vàng gốc Sakai, Sakai
- Nhận bài: 12-06-2023
- Sửa xong: 10-07-2023
- Chấp nhận: 02-07-2023
- Ngày đăng: 30-10-2023
Tóm tắt:
Khu vực Sakai thuộc huyện Sang Thong, thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào được đánh giá có triển vọng về quặng hóa vàng gốc với 12 thân quặng đã được phát hiện. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy các thành tạo địa chất thuộc phạm vi khu vực Sakai có tuổi thành tạo từ Paleozoi đến Kainozoi. Các thân quặng vàng gốc khu vực Sakai có hình dạng phức tạp và thường phân bố trong đá phun trào ryolit và tuf của chúng bị dập vỡ, bị biến đổi, được khống chế bởi các hệ thống đứt gãy Phu Dao. Quặng vàng phân bố trong các thành tạo lục nguyên hệ Trias, thống dưới - thống giữa (T1-2), thành phần thạch học gồm có cuội kết, sạn kết thành phần hỗn tạp, cát kết bột kết và sét kết màu xám, cát kết vôi, đá vôi màu xám, dacit, ryodacit, fenzit màu trắng, ryolit và tuf. Thành phần khoáng vật quặng vàng gốc khu vực nghiên cứu chủ yếu là vàng tự sinh đi cùng thạch anh, Au tự sinh phân bố xâm tán ở dạng bao thể trong sphalerit hoặc cùng pyrit xâm tán dạng vi mạch lấp đầy vi khe nứt trong thạch anh. Khoáng vật quặng nguyên sinh gồm: pyrit, arsenopyrit, vàng tự sinh, sphalerit, galenit, ít hơn có chalcopyrit, tenantit. Các khoáng vật quặng thứ sinh gồm: goethit, azurit, malachit. Khoáng vật phi quặng: thạch anh, barit. Dựa trên lịch sử địa chất vùng, lịch sử địa chất - magma - kiến tạo - sinh khoáng của đai tạo núi Loei bước đầu nhận định quặng hóa vàng tại khu vực Sakai thuộc kiểu quặng hóa vàng tạo núi được thành tạo trong giai đoạn muộn của đai tạo núi Loei, liên quan đến thời kỳ magma và sinh khoáng tuổi P-T - giai đoạn magma - sinh khoáng nổi bật của đai tạo núi Loei.

1. Công ty TNHH thương mại và khai thác mỏ Viêng Chăn (2008), Báo cáo kết quả thăm dò vàng khu vực Sakai.
2. Đặng Xuân Phong, Nguyễn Phương (2008), Bài giảng Phương pháp tìm kiếm và dự báo định lượng tài nguyên khoáng sản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
3. Intergeo (Liên đoàn Intergeo) 1988, Báo cáo “Lập bản dồ dịa chất và tìm kiếm khoáng sản vùng Viêng Chăn tỷ lệ 1:200.000”.
4. Intergeo (Liên đoàn Intergeo) 2017, Báo cáo thăm dò quặng vàng khu vực Block 1 và Block 2, Bản Sakai, huyện Sang Thong, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.
5. Lê Thạc Xính (chủ biên) 1969. Bản đồ địa chất Lào 1: 500 000. Cục Địa chất Lào - Vientiane.
6. Nguyễn Nghiêm Minh, Nguyễn Thị Mai Trinh (1996), Một số nhận định tổng hợp và đánh giá khái quát về tài nguyên vàng Việt Nam. Địa chất và Khoáng sản - Tập 5. Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội.
7. Khin Zaw, Me re, S., Lai, C.-K., Burrett, C., Santosh, M., Graham, I., Manaka, T., Salam, A., Kamvong, T., Cromie, P., (2014), Tectonics and metallogeny of mainland Southeast Asia - A review and contribution, Gondwana Research.
8. Manaka, T., Khin Zaw, Me re, S., Vasconcelos, P., Golding, S., (2014), Geology, geochronologyandgeochemistry of the BanHouayxai epithermal Au-Ag deposit in the Northern Lao PDR: Relationship to the Early Permian magmatism of the Truong Son Fold Belt.
Các bài báo khác