Đặc đıểm quặng hóa và mạng lướı thăm dò Urani khu vực Khe Hoa – Khe Cao, tỉnh Quảng Nam

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24017
  • Cơ quan:

    1 Cục Khoáng sản Việt Nam
    2 Tổng hội Địa chất Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 12-10-2023
  • Sửa xong: 18-11-2023
  • Chấp nhận: 20-11-2023
  • Ngày đăng: 28-02-2024
Trang: 63 - 74
Lượt xem: 133
Lượt tải: 2
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Theo kết quả điều tra đánh giá của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, khu vực Khe Hoa - Khe Cao là diện tích có triển vọng công nghiệp về quặng urani trong cát kết, cần được đầu tư thăm dò phát triển mỏ. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa và định hướng mạng lưới thăm dò urani khu vực Khe Hoa - Khe Cao là cần thiết. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới trên cơ sở áp dụng phối hợp phương pháp địa chất truyền thống với phương pháp toán thống kê, kết hợp phân tích hàm cấu trúc. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau: Các thân quặng urani trong khu vực có cấu trúc tương đối phức tạp, thân quặng dạng vỉa, vỉa thấu kính nằm giả chỉnh hợp với đá vây quanh, góc cắm thoải; quy mô các thân quặng thuộc loại nhỏ đến trung bình. Hàm lượng urani trung bình trong các thân quặng từ 0,027% đến 0,073%, phân bố không đồng đều đến rất không đồng đều (Vc = 86,0% đến > 100%), thuộc loại quặng nghèo. Dựa vào mức độ gây khó khăn trong công tác thăm dò, thì khu vực nghiên cứu được xếp vào nhóm mỏ thăm dò III, yêu cầu thăm dò phục vụ lập dự án đầu tư khai thác mỏ phải đạt được trữ lượng cấp 122. Để thăm dò đạt yêu cầu tính trữ lượng ở cấp 122 cho các thân quặng urani khu vực Khe Hoa - Khe Cao, hợp lý nhất là sử dụng mạng lưới dạng tuyến song song, kết hợp dạng lẻ quạt, với khoảng cách giữa các tuyến khoan 50 - 60 m, công trình khoan trên tuyến 25 - 30 m, các công trình trên mặt (hào, giếng) cách nhau 25 – 30 m.

Trích dẫn
Trần Lê Châu, Nguyễn Trường Giang, , Nguyễn Phương và Lê Quyết Tâm, 2024. Đặc đıểm quặng hóa và mạng lướı thăm dò Urani khu vực Khe Hoa – Khe Cao, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 1, tr. 63-74.
Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Xuân Bền (1995), Đặc điểm địa hóa - khoáng vật quặng phóng xạ khu vực Khe Hoa - Khe Cao, bể than Nông Sơn. Luận án Tiến sĩ Địa lý - Địa chất. Lưu trữ Thư viện quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Đắc Đồng, Nguyễn Quang Hưng và nnk (2005), Báo cáo nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tổng quan tài nguyên, trữ lượng urani ở Việt Nam. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm

3. Nguyễn Trường Giang (2018), Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo phần tây bắc bồn trũng Nông Sơn, Quảng Nam và sự tạo khoáng urani trong cát kết. Luận án Tiến sĩ địa chất. Lưu trữ Thư viện quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Hoai và nnk (1990), Báo cáo đánh giá tiềm năng urani và một số nguyên liệu khoáng phục vụ cho công nghiệp năng lượng nguyên tử trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hoai và nnk (2002), Báo cáo nghiên cứu đánh giá tiềm năng urani ở khối nhô Kon Tum và Tú Lệ. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

6. Nguyễn Quang Hưng (2002), Đặc điểm thạch học và quặng hoá urani trong trầm tích Trias muộn vùng Nông Sơn. Luận án Tiến sĩ Địa chất. Lưu trữ Thư viện quốc gia, Hà Nội.

7. Kazơdan A. B. (1984), Phương pháp tìm kiếm và thăm dò khoáng sản. Bản tiếng Nga. Matscova “Nhedra”.

8. Lương Quang Khang, Nguyễn Phương và nnk (2018), Phương pháp toán xử lý thông tin địa chất. NXB Giao thông vận tải.

9. Kokesz Z. (1991), Hiệu quả áp dụng phương pháp kriging trong đánh giá trữ lượng mỏ. Hội thảo lần thứ VII về Phương pháp thăm dò và thành lập báo cáo tính trữ lượng mỏ. Học viện Mỏ - Luyện kim Krakow, Ba Lan. Bản dịch của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Hà Nội.

10.Trương Xuân Luận (2010), Địa thống kê. NXB Giao thông vận tải

11.Lê Văn Lượng (2014), Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam. Luận án Tiến sĩ. Lưu trữ thư viện trường Đại học Mỏ- Địa chất. 12.Nguyễn Tiến Phú, Lê Quyết Tâm, Phạm Quang Huy, Nguyễn Đình Thân (2021), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ “ Xác lập quy luật biến đổi các thông số tính trữ lượng và xác định trữ lượng quặng urani Pà Lừa - Pà Rồng bằng phần mềm Surpac” thuộc đề án thăm dò quặng urani khu Pà Lừa - Pà Rồng, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Lưu trữ TT thông tin, lưu trữ và tạp chí Địa chất, Hà Nội. CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 1 - 2024 73 ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI T I N HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA

13.Trịnh Hải Sơn (2020), Báo cáo đề tài “Đánh giá tiềm năng tài nguyên Urani Việt Nam” đến thời điểm năm 2019. Lưu Viện nghiên cứu khoa học Địa chất và Khoáng sản.

14.Nguyễn Đắc Sơn và nnk (2014), Nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở Việt Nam. Đề tài KHCN cấp Bộ. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

. Lê Quyết Tâm và nnk (2021), Báo cáo thăm dò quặng urani khu Pà Lừa – Pà Rồng, huyện Nam Giang, tỉnh QUảng Nam. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm. 16. Nguyễn Đăng Thành và nnk (2001), Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá urani vùng An Điềm tỉnh Quảng Nam. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm. 17. Chu Đình Ứng và nnk (1989), Báo cáo tìm kiếm tỷ mỷ urani trong mỏ than Nông Sơn. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội. 18. Chu Đình Ứng (cb) và nnk (1995), Báo cáo kết quả tìm kiếm urani vùng Khe Hoa - Khe Cao tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tỷ lệ 1:10.000. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội. 19. Chu Đình Ứng (1989), Báo cáo tìm kiếm tỷ mỷ urani trong mỏ than Nông Sơn. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

20. Lê Tuấn Viên (2016), Đặc điểm quặng hóa và định hướng công tác thăm dò urani trong cát kết khu vực Khe Hoa - Khe Cao, Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ, Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

21. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT, Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.

22. John C. Davis (2002), Statistics and data analysis in Geology, John Wiley & Sons. New York - Chichester - Brisbane - Tronto - Singapore. ISBN 0-471-17275-8. P.416 – 443.

23. Matheron G. (1963), Traite de geostatistique appliquee, tome ii. Vol. 2, ed. Technip, Paris.

24. Matheron G. (1970), La théorie des variables régionalisées, et ses application, Advances in Applied Probability 5, 439-468. Ecole des Mines de Paris.

Các bài báo khác