Địa tầng phân tập và tiến hoá trầm tích đệ tứ đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân và khoáng sản rắn liên quan

- Tác giả: Đào Bùi Din 1, Trần Nghi 2, Đinh Xuân Thành 2, Nguyễn Đình Thái 2, Nguyễn Quang Luật 3, Nguyễn Thị Phương Thảo 4
Cơ quan:
1 Bộ Tài Nguyên và Môi trường
2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
3 Trường Đại học Mỏ- Địa chất
4 Viện Nghiên cứu Địa môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Địa tầng phân tập, Miền hệ thống biển thấp, Miền hệ thống biển tiến, Miền hệ thống biển cao, Phức hệ tướng đá, Tiến hoá trầm tích.
- Nhận bài: 18-10-2023
- Sửa xong: 28-11-2023
- Chấp nhận: 02-12-2023
- Ngày đăng: 28-02-2024
Tóm tắt:
Địa tầng phân tập và tiến hoá trầm tích Đệ Tứ đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân lần đầu tiên mới được nghiên cứu. Trên cơ sở mô hình địa tầng phân tập của Trần Nghi (2012) đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân có 5 phức tập phát triển theo chu kỳ từ dưới lên tương ứng với 5 chu kỳ băng hà/gian băng: (1) phức tập 1: Pleistocen sớm (Q11); (2) phức tập 2: Pleistocen giữa, phần sớm (Q12a), (3) phức tập 3: Pleistocen giữa, phần muộn (Q12b); (4) phức tập 4: Pleistocen muộn, phần sớm (Q13a); (5) phức tập 5: Pleistocen muộn, phần muộn-Holocen (Q13b-Q2). Mỗi phức tập có 3 miền hệ thống trầm tích từ dưới lên; mỗi miền hệ thống trầm tích tương ứng với một phức hệ tướng đá: (1) Miền hệ thống biển thấp (LST) ứng với phức hệ tướng cát bùn aluvi (SmaLST) và phức hệ tướng cát đụn (SmvLST); (2) Miền hệ thống biển tiến (TST) ứng với phức hệ tướng bùn cát ven biển và tướng bùn vũng vịnh (Msab,bTST) và tướng cát đê cát ven bờ (SmTST); (3) Miền hệ thống biển cao (HST) ứng với phức hệ tướng bùn cát sông-vũng vịnh (MsabHST) và tướng cát đụn (SmvHST). Tiến hoá trầm tích được thể hiện bằng sự gia tăng hệ số trưởng thành (Mt) từ 0,2 (phức tập 1) đến 0,8 (phức tập 5).

Các bài báo khác