Địa tầng phân tập và tiến hoá trầm tích đệ tứ đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân và khoáng sản rắn liên quan

- Tác giả: Đào Bùi Din 1, Trần Nghi 2, Đinh Xuân Thành 2, Nguyễn Đình Thái 2, Nguyễn Quang Luật 3, Nguyễn Thị Phương Thảo 4
Cơ quan:
1 Bộ Tài Nguyên và Môi trường
2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
3 Trường Đại học Mỏ- Địa chất
4 Viện Nghiên cứu Địa môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Địa tầng phân tập, Miền hệ thống biển thấp, Miền hệ thống biển tiến, Miền hệ thống biển cao, Phức hệ tướng đá, Tiến hoá trầm tích.
- Nhận bài: 18-10-2023
- Sửa xong: 28-11-2023
- Chấp nhận: 02-12-2023
- Ngày đăng: 28-02-2024
Tóm tắt:
Địa tầng phân tập và tiến hoá trầm tích Đệ Tứ đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân lần đầu tiên mới được nghiên cứu. Trên cơ sở mô hình địa tầng phân tập của Trần Nghi (2012) đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân có 5 phức tập phát triển theo chu kỳ từ dưới lên tương ứng với 5 chu kỳ băng hà/gian băng: (1) phức tập 1: Pleistocen sớm (Q11); (2) phức tập 2: Pleistocen giữa, phần sớm (Q12a), (3) phức tập 3: Pleistocen giữa, phần muộn (Q12b); (4) phức tập 4: Pleistocen muộn, phần sớm (Q13a); (5) phức tập 5: Pleistocen muộn, phần muộn-Holocen (Q13b-Q2). Mỗi phức tập có 3 miền hệ thống trầm tích từ dưới lên; mỗi miền hệ thống trầm tích tương ứng với một phức hệ tướng đá: (1) Miền hệ thống biển thấp (LST) ứng với phức hệ tướng cát bùn aluvi (SmaLST) và phức hệ tướng cát đụn (SmvLST); (2) Miền hệ thống biển tiến (TST) ứng với phức hệ tướng bùn cát ven biển và tướng bùn vũng vịnh (Msab,bTST) và tướng cát đê cát ven bờ (SmTST); (3) Miền hệ thống biển cao (HST) ứng với phức hệ tướng bùn cát sông-vũng vịnh (MsabHST) và tướng cát đụn (SmvHST). Tiến hoá trầm tích được thể hiện bằng sự gia tăng hệ số trưởng thành (Mt) từ 0,2 (phức tập 1) đến 0,8 (phức tập 5).

1. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1998), Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000 các tờ Hà Tĩnh-Kỳ Anh, Đồng Hới, Lệ Thủy-Quảng Trị, Hương Hóa-Huế-Đà Nẵng. Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Dương, Đỗ Văn Chi (1996), Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ Lệ Thủy- Quảng Trị. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
3. Đỗ Văn Long (2000), Đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Quảng Trị. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
4. Trần Nghi, Đào Mạnh Tiến và nnk (2007), Bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1 :1.000.000. Đề tài cấp nhà nước mã số KC.09-23. Lưu trữ Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Trần Nghi (Chủ trì) (2009), Thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt và thạch động lực vùng biển cửa Thuận An đến của Ninh Chữ và từ Hàm Tân đến Vũng Tàu từ 0-30m nước tỷ lệ 1:500.000. Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, Hà Nội.
6. Trần Nghi (2010), Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 329 tr.
7. Trần Nghi (chủ biên), Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên, Đào Mạnh Tiến (2015), Địa chất Pliocen-Đệ Tứ vùng biển Việt Nam và kế cận. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 506 tr.
8. La Thế Phúc (2002), Luận án tiến sỹ “Đặc điểm và lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích Đệ tứ đới biển nông vùng Bắc trung Bộ Việt Nam”. Lưu trữ Trường đại học Khoa học Tự nhiên.
9. Lê Anh Thắng (2015), Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên - Huế - Bình Định (0-60m nước), tỷ lệ 1:100.000. Lưu trữ Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi trường biển phía bắc.
10. Phạm Huy Thông (1997), Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Huế tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
11. Trần Tính, Nguyễn Quang Trung (1996), Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ MaHaXayĐồng Hới. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. 12. Tran Nghi và nnk (2019), Sequence stratigraphy of the Quaternary sediments in the Red river delta and its stratigraphic significance. Journal of GEOLOGY, series B, No, 49-50/2019, p.1-18 ĐỊA CƠ HỌC, ĐỊA TIN HỌC, ĐỊA CHẤT, TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 1 - 2024 89
13. Tran Nghi et al (2020), Quaternary Sedimentary Cyclic in relation to the Global Sea Level Changes in the Red River Delta of Vietnam. Journal of GEOLOGY, series B, No, 51-52/2020, p.12-31 .
14. Tran Nghi et al (2021), Late Pleistocene-Holocene Sedimentary Evolution in the coastal zone of the Red River Delta. Heliyon Journal homepage: www.cell.com/heliyon 7 (2021) e05872.
.Tran Nghi et al (2023), Significance of Sequence stratigraphy Research in the Assesment of Groundwater Potential of Quaternary Sediments in Vietnam’s Ninh Thuan-Binh Thuan area. ISSN 0024-
4902, Lithology and Mineral Resources, 2023, Vol. 58, No. 5, pp. 478–500. © Pleiades Publishing, Inc., 2023.
Các bài báo khác