Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và công nghệ huy động khai thác than dưới công trình, đối tượng bảo vệ bề mặt vùng Quảng Ninh

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24062
  • Cơ quan:

    Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, 3.Phan Đình Giót, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-08-2023
  • Sửa xong: 18-09-2023
  • Chấp nhận: 20-09-2023
  • Ngày đăng: 16-12-2024
Trang: 23 - 32
Lượt xem: 101
Lượt tải: 4
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong ranh giới các dự án mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh hiện nay đều tồn tại phần tài nguyên, trữ lượng than phải để lại làm trụ bảo vệ các công trình, đối tượng trên bề mặt. Vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp kỹ thuật, công nghệ vừa đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả vỉa than nằm phía dưới, đồng thời không làm hư hại công trình, đối tượng cần bảo vệ trên bề mặt là rất cần thiết. Bài viết này giới thiệu tổng quan những thành tựu và kinh nghiệm trên thế giới về khai thác than dưới công trình, đối tượng bảo vệ bề mặt bằng công nghệ khai thác chèn lò, qua đó nghiên cứu và đề xuất lựa chọn giải phù hợp áp dụng trong điều kiện các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nghệ khai thác với phương pháp chèn lò cơ khí hoặc chèn lò thủy lực dạng vữa, sử dụng vật liệu chèn từ nguồn đá thải mỏ, xít thải hoặc tro xỉ nhà máy nhiệt điện phù hợp và hoàn toàn có tính khả thi để triển khai áp dụng thực tế, đáp ứng nhu cầu của sản xuất

Trích dẫn
Phan Văn Việt, Nhữ Việt Tuấn và Trần Minh Tiến, 2024. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và công nghệ huy động khai thác than dưới công trình, đối tượng bảo vệ bề mặt vùng Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 6, tr. 23-32.
Tài liệu tham khảo

1. Phùng Mạnh Đắc và nnk (2011). Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ hợp lý để khai thác than ở các khu vực có di tích lịch sử, văn hóa, công trình công nghiệp và dân dụng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Hà Nội, 229 trang.

2. Guo Weijia (2013). Công nghệ khai thác than chèn lò, Nhà xuất bản Công nghiệp Than Bắc Kinh, Trung Quốc-2013, 357 trang.

3. Lê Đức Nguyên và nnk (2016). Nghiên cứu lựa chọn vật liệu chèn hợp lý trong công nghệ chèn lò bằng sức nước để bảo vệ bề mặt tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Hà Nội, 106 trang.

4. Đào Hồng Quảng và nnk (2014). Nghiên cứu áp dụng công nghệ chèn lò khai thác than trong các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Hà Nội, 124 trang.

5. Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Quyết

định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016.

6. Nguyễn Anh Tuấn và nnk (2006). Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác chèn lò phục vụ công tác điều khiển đá vách và bảo vệ các đối tượng công trình bề mặt trong điều kiện các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Hà Nội, 118 trang. 7. Yang Baogui (2015). Công nghệ khai thác than chèn lò bằng hỗn hợp vữa kết dính nồng độ cao, Nhà

xuất bản Công nghiệp Than Bắc Kinh, Trung Quốc, 235 trang.

8. LIU Jiangong (2020). Application status and prospect of backfill mining in Chinese coal mines. Journal of China Coal Society, Page No 141-150.

9. Phan Van Viet, Wang Dong (2018). Experimental study on proportioning of bottom ash in thermal power plant as paste filling material of coal mine. Journal of Safety Science and Technology, China, Page No 49-55.

Các bài báo khác