Vai trò của các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng vàng gốc đới Tam Kỳ - Phước Sơn

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=25028
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18.Phố Viên, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-02-2025
  • Sửa xong: 28-03-2025
  • Chấp nhận: 02-04-2025
  • Ngày đăng: 10-04-2025
Trang: 66 - 73
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đới Tam Kỳ - Phước Sơn là một trong những đới sinh khoáng có tiềm năng lớn ở Đông Nam Á với nhiều loại hình khoáng sản đã được phát hiện, thăm dò và khai thác. Để nâng cao hiệu quả và định hướng cho công tác điều tra địa chất và thăm dò quặng vàng gốc trong khu vực thì việc nghiên cứu, đánh giá vai trò của các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng hóa có ý nghĩa quan trọng để định hướng công tác điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản nội sinh đới Tam Kỳ - Phước Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến, các khe nứt tách mở kéo theo hệ thống dịch trượt và hệ thống trượt bằng phương tây bắc - đông nam là các yếu tố cấu trúc khống chế quặng vàng chính. Các hệ thống đứt gãy trên và đới dập vỡ đi kèm là môi trường dẫn và chứa quặng thuận lợi. Quặng vàng gốc đới Tam Kỳ - Phước Sơn không liên quan nguồn gốc với granitoit thuộc phức hệ Bà Nà, chúng được thành tạo trong bối cảnh kiến tạo sau tạo núi Indosini và thành tạo sau các thành tạo của granitoit phức hệ Bà Nà. Yếu tố thạch học địa tầng khống chế chủ yếu quặng hoá vàng gốc trong khu vực nghiên cứu là hệ tầng Khâm Đức với thành phần thạch học là đá phiến thạch anh - plagiocla -biotit, gneis biotit, gneis biotit - horblen, phiến thạch anh - biotit, phiến plagioclase - horblen - biotit, amphibolit, gneis muscovit - granat và các đá đóng vai trò là môi trường chứa quặng chính gồm đá gneis -biotit và plagioclase - gneiss - amphibol. Quá trình biến đổi nhiệt dịch chủ r yếu là sericit hoá, chlorit hoá, epidot hoá, berezit hoá, argilic hoá làm thay đổi môi trường địa hóa, gây lắng đọng quặng.

Trích dẫn
Lương Quang Khang, Lê Xuân Trường, Ngô Xuân Thành và Bùi Thu Hiền, 2025. Vai trò của các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng vàng gốc đới Tam Kỳ - Phước Sơn, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIV, kỳ 2, tr. 66-73.
Tài liệu tham khảo

Các bài báo khác