Nghiên cứu tính toán thiết kế máy rót than di động xuống tàu tại cảng xuất than vùng Quảng Ninh

- Tác giả: Nguyễn Văn Xô 1*, Đặng Vũ Đinh 1, Trần Viết Linh 1, Lê Văn Quang 1, Nguyễn Thế Hoàng 1, Nguyễn Minh Tiến 2, Đỗ Hải Hùng 2, Phạm Văn Thắng 3
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ-Địa chất, 18 Phố Viên, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam,
2 Công ty Cổ phần Công nghiệp Ô tô-Vinacomin, Cẩm Thịnh, Cẩm Phả, Quảng Ninh,
3 Viện Nghiên cứu Cơ khí, 4. Phạm Văn Đồng, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 25-03-2025
- Sửa xong: 28-04-2025
- Chấp nhận: 03-05-2025
- Ngày đăng: 01-08-2025
- Lĩnh vực: Cơ khí, Điện - Điện tử - Tự động hóa
Tóm tắt:
Với ưu điểm chi phí thấp, an toàn, tin cậy, khi khối lượng vận chuyển lớn thì vận tải bằng đường thủy đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở nước ta các nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị vận chuyển, bốc dỡ ở các cảng còn hạn chế. Các thiết bị này thường nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao và trong nước không làm chủ được công nghệ chế tạo. Trong bài viết này nhóm tác giả trình bày một số cơ sở lý thuyết tính toán, thiết kế máy rót than di động, từ đó tính toán thiết kế một máy rót than với năng suất 800 t/h áp dụng trong điều kiện cụ thể tại cảng than vùng Quảng Ninh. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm thiết kế mô phỏng NX để thiết kế mô hình 3D của máy, sau đó phân tích kiểm nghiệm và tối ưu hóa thiết kế để lựa chọn thông số hợp lý. Kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo trong tính toán thiết kế máy rót than

[1]. Nguyễn Văn Xô, (2020). Một số vấn đề trong tính toán thiết kế máy rót than xuống tầu cảng. Hội nghị Khoa học toàn quốc về cơ khí - MEAE.
[2]. Nguyễn Văn Đức (2010). Nghiên cứu hệ thống thiết bị cơ giới hóa rót than xuống xà lan 500 tấn trên các bến cảng Quảng Ninh, phụ thuộc nước thủy triều. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
[3]. Vũ Đức Quảng (2015). Báo cáo đề tài cấp Bộ ‘’Nghiên cứu thiết kế hệ thống rót than tại cầu cảng”. Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin
[4]. Nguyễn Văn Kháng, (2005). Máy và tổ hợp thiết bị vận tải mỏ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
[5]. Nguyễn Văn Xô, Nguyễn Văn Kháng, (2019). Máy nâng – Máy xếp dỡ. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội
[6]. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục.
[7]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11077:2015 (ISO 22986:2007) Tiêu chuẩn độ cứng cầu trục, cổng trục.
[8]. Hoàng Ngọc Hà (2020). NX 10-11-12-Thiết kế cơ bản (Basic Design), Viettechview
Các bài báo khác