Thuật toán phù hợp xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu trên vùng biển Việt Nam

- Tác giả: Dương Vân Phong 1, Khương Văn Long 1, Nguyễn Đình Hải 2
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ-Địa chất
2 Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Thuật toán, Mô hình, Mặt chuẩn, Độ sâu, Thủy triều thuật toán, Mô hình, Mặt chuẩn, Độ sâu, Thủy triều
- Nhận bài: 01-12-2020
- Sửa xong: 25-02-2021
- Chấp nhận: 29-03-2021
- Ngày đăng: 30-04-2021
Tóm tắt:
Vùng biển của Việt Nam có tính chất thủy triều phức tạp, do vậy việc tính toán và xác định mặt chuẩn “0” độ sâu gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, diện tích biển của Việt Nam quá lớn so với số lượng các trạm nghiệm triều hiện có. Nếu chỉ sử dụng các trạm nghiệm triều hiện có để xây dựng mô hình mặt chuẩn độ sâu là không thể. Bài báo đề xuất một giải pháp khai thác mô hình địa hình động lực trung bình toàn cầu DTU10 MDT, để tận dụng mô hình này đã có dữ liệu độ cao trung bình của Biển Đông. Bài báo đã đề xuất giải pháp làm khớp mô hình này với mặt biển trung bình của Việt Nam tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu và chuyển tiếp để cho mô hình này trùng khớp với các trạm nghiệm triều khu vực. Bằng việc n ội suy độ cao trung bình và nội suy độ cao thấp nhất cho các đỉnh của các mắt lưới trên mô hình DTU10 MDT trên toàn bộ khu vực đất liền và Biển Đông của Việt Nam, sẽ chạy được mô hình mới đại diện cho mặt biển trung bình và mặt biển thấp nhất cho Việt Nam

1. Hà Minh Hòa (2015). Nghiên cứu đánh giá các mặt chuẩn mực nước biển (mặt “0” độ sâu, trung bình và cao nhất) theo các phương pháp trắc địa, hải văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây dựng các công trình và quy hoạch đới bờ Việt Nam trong xu thế biến đổi khí hậu. Báo cáo tổng hợp kết quả Đề tài NCKH cấp Nhà nước.Mã số KC.09.19/11-15. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
2. Dương Vân Phong (2012), Nghiên cứu đại dương bằng các phương pháp trắc địa. Sách chuyên khảo dành cho sau đại học. Nhà xuấ bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
3. Phạm Hoàng Lân, Đặng Nam Chinh (2007), Bài giảng trắc địa biển, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
4. Biển Đông: Địa chất - Địa vật lý biển (2003), Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước KHCN-06(1996-2000), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Đức Tố (1999), Hải dương học biển Đông . Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các bài báo khác