Nghiên cứu nâng cao hiệu quả giải pháp chống giữ lò dọc vỉa đào qua đá phân lớp mỏng mức-80 vỉa 9b cánh bắc mỏ than Mạo Khê bằng neo

- Tác giả: Nguyễn Phi Hùng
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ-Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Lớp đá, Mô phỏng, Vì chống, Lò dọc vỉa đá, Ứng suất.
- Nhận bài: 21-05-2021
- Sửa xong: 25-05-2021
- Chấp nhận: 20-06-2021
- Ngày đăng: 30-11-2021
- Lĩnh vực: Khai thác mỏ
Tóm tắt:
Đá phân lớp mỏng có ứng xử cơ học hoàn toàn khác so với đá không phân lớp do sự liên kết yếu trên các mặt phân lớp. Thực tế quan sát tại đường lò dọc vỉa mức -80 vỉa 9B cánh Bắc của mỏ than Mạo Khê được chống giữ bằng vì neo chất dẻo cốt thép kết hợp bê tông phun cho thấy có hiện tượng tụt neo và phá hủy cục bộ. Nguyên nhân là do lực ma sát giữa các bề mặt phân lớp đá bị suy giảm độ bền làm tăng độ võng của các dải phân lớp dẫn đến khả năng tự mang tải của khối đá cũng giảm theo gây mất ổn định cho đường lò. Để nâng cao hiệu quả chống giữ đường lò bằng neo kết hợp bê tông phun cần phải có những tính toán và bố trí mạng neo phù hợp với đặc điểm phân lớp của khối đá xung quanh đường lò. Trên cơ sở hiện trạng hộ chiếu chống giữ đường lò dọc vỉa mức -80 vỉa 9B cánh Bắc mỏ than Mạo Khê và kết quả khảo sát đánh giá tính chất phân lớp của khối đá xung quanh đường lò, tác giả đã nghiên cứu đề xuất giải pháp tính toán và cách bố trí kết cấu neo phù hợp để nâng cao hiệu quả chống giữ, tăng độ ổn định cho đường lò trong thời gian phục vụ sản xuất của mỏ.

1. Báo cáo sản xuất mỏ Công ty than Mạo Khê, 2019 - 2020;
2. Nông Việt Hùng, Nghiên cứu áp dụng vì chống neo trong các đường lò than khu vực khai thác lò chợ tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Công Thương năm 2018 do Viện KHCN Mỏ-Vinacomin chủ trì thực hiện;
3. Đào Viết Đoàn, Kết cấu neo chống giữ công trình ngầm và mỏ, NXB Xây dựng, 2018, trang 50-52;
4. Abhishek Kumar Tripathi, Shubham Kumar, Md Efraj Ansari, Aman Kumar and Rahul Agarwal, Design of Roof Bolting System in An Underground Coal Mines- A Numerical Modelling Approach, 2019 JETIR April 2019, Volume 6, Issue 4;
5. A.J.S. Spearing and A. Hyett, In situ monitoring of primary roofbolts at underground coal mines in the USA, The Southern African Institute of Mining and Metallurgy, 2014. ISSN 2225-6253, P 791-800;
6. Tadeusz Majcherczyk , Piot r Maákowsk, Strata control in underground tunnels perspectives for development, Górnictwo i GeoinĪynieria x Rok 29 x Zeszyt 3/2 x 2005, p 61-76;
7. Vikrant Dev Singh, Design of systematic support system for development and depillaring in underground coal mines, Thesis of Department of Mining Engineering National Institute of Technology Rourkela, 2013, P 55-56;
Các bài báo khác