Công nghệ chế biến khoáng Diatomit mỏ An Xuân, Tuy An, Phú Yên thành chất cải tạo đất

- Tác giả: Trần Ngọc Anh, Trần Thị Hiến, Đinh Sơn Dương
Cơ quan:
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Diatomit, Chất cải tạo đất, Nung
- Nhận bài: 22-10-2022
- Sửa xong: 10-11-2022
- Chấp nhận: 10-12-2022
- Ngày đăng: 31-12-2022
- Lĩnh vực: Tuyển và Chế biến Khoáng sản
Tóm tắt:
Diatomit Phú Yên là trầm tích nguồn gốc sinh học được hình thành ở các vùng nước ngọt do sự phân hủy của tảo Diatom. Tảo diatom hấp thụ axit silicic hòa tan trong nước và chuyển nó thành dạng opal, dạng SiO2 vô định hình. Với cấu trúc khung tảo đặc biệt, Diatomit có khả năng hấp phụ lớn, độ xốp cao. Vì vậy, Diatomit có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp (chất cải tạo đất;...). Công nghệ chế tạo chất cải tạo đất được sử dụng là phương pháp nung. Kết quả đạt được với các chỉ tiêu tương đương với tiêu chuẩn trên chất cải tạo đất trên thế giới: khối lượng riêng rời 0,52g/cm3; khối lượng riêng 2,26 g/cm3; độ xốp 76,99%; Độ hấp thụ nước bão hòa 115%; dung tích hấp thu (CEC) 26,42 meq/100g

1.Bộ Công Thương (2008), Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, Diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025.
2.Guilong Zhang, Dongqing Cai, Min Wang, Caili Zhang, Jing Zhang, Zhengyan Wu (2013), “Microstructural modification of Diatomit by acid treatment, high-speed shear, and ultrasound”, Microporous and Mesoporous Materials, 165, pp. 106–112.
3.Y. Jia, W. Han, G. Xiong, W. Wang (2007), “Diatomit as high performance and environmental friendly catalysts for phenol hydroxylation with H2O2”, Sci. Technol. Adv. Math, 8, pp 106-109.
4.Thomas D. Kelley and Thomas P. Dolley (2020), Diatomit Statistics.
Các bài báo khác