Nghiên cứu thành phần vật chất và đề xuất phương pháp thu hồi quặng tinh sắt từ quặng đuôi của bãi thải xưởng tuyển sắt Kíp Tước - Lào Cai

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=23024
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
    2 Tổng Công ty Khoáng sản- TKV

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 06-03-2023
  • Sửa xong: 28-03-2023
  • Chấp nhận: 02-04-2023
  • Ngày đăng: 30-04-2023
Trang: 31 - 36
Lượt xem: 126
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Quặng sắt là nguyên liệu khoáng sản quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, kỹ thuật và dân sự. Công nghệ tuyển quặng sắt đa dạng như: tuyển từ, tuyển trọng lực, tuyển nổi và nung từ hoá… Ở Việt Nam, quặng sắt tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mỏ sắt Kíp Tước thuộc xã Cam Đường, thành phố Lào Cai. Tại đây có Xưởng khai thác, chế biến quặng sắt củaCông ty cổ phần Khoáng sản 3 – Vimico. Phân xưởng tuyển được xây dựng và đưa vào sản xuất từ năm 2010. Dây chuyền công nghệ hiện tại của Phân xưởng tuyển sắt Kíp Tước dùng phương pháp tuyển từ kết hợp với tuyển trọng lực (trên thiết bị vít xoắn). Từ khi đi vào sản xuất đến nay, Phân xưởng tuyển đã thải ra khoảng 500.000 tấn quặng đuôi với hàm lượng Fe khoảng 14%. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu quặng đuôi Phân xưởng tuyển quặng sắt Kíp Tước. Từ đó đề xuất các giải pháp công nghệ tuyển nhằm thu hồi quặng tinh sắt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà máy cũng như tận thu tài nguyên.

Trích dẫn
Phạm Thanh Hải, Phạm Thị Nhung, Nhữ Thị Kim Dung, Trần Trung Tới và Trần Đức Thịnh, 2023. Nghiên cứu thành phần vật chất và đề xuất phương pháp thu hồi quặng tinh sắt từ quặng đuôi của bãi thải xưởng tuyển sắt Kíp Tước - Lào Cai, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 2, tr. 31-36.
Tài liệu tham khảo

1. Lu, Liming (2022), “Iron ore_Mineralogy, Processing and Environmental Sustainability”. New Delhi, India : Matthew Deans,. 978-0-12-820226-5.

2. Vũ Văn Hà (2002), “Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng limonit mỏ Tiến Bộ, Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu nguyên liệu luyện kim”. Viện Khoa học Công nghệ Mỏ và Luyện kim.

3. Trần Thị Hiến (2013), “Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng sắt laterit Tây Nguyên” Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim,

4. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (2007). “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ tuyển quặng sắt các mỏ nhỏ Hà Tĩnh”

5. Hội Tuyển khoáng Việt Nam (2009). “Nghiên cứu tuyển một số mẫu quặng sắt nghèo Hà Giang”. http:/www.ducluyenkim.com/journal/

6. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (2014), “Nghiên cứu tuyển quặng sắt deluvi mỏ Quý Xa - Lào Cai”

7. Phạm Hòe, Nguyễn Đình Tiết, Trần Thanh Phúc, Kiều Cao Thăng (2017), “Nghiên cứu tuyển quặng đuôi mẫu công nghệ mỏ sắt Bản Luộc, tỉnh Cao Bằng bằng phương pháp nung từ hóa - tuyển từ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

8. Số liệu nghiệm thu khối lượng công tác mỏ hàng năm của VIMICO

Các bài báo khác