Phương pháp tuyển nổi nâng cao hàm lượng tổng oxit đất hıếm từ quặng tinh bastnaesit đã nung xử lý

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=23064
  • Cơ quan:

    Viện Công nghệ Xạ hiếm

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 20-09-2023
  • Sửa xong: 15-10-2023
  • Chấp nhận: 20-10-2023
  • Ngày đăng: 31-12-2023
Trang: 24 - 31
Lượt xem: 142
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bastnaesit (REFCO3) là nguồn tài nguyên quan trọng đất hiếm Nhóm nhẹ và có trữ lượng đã được chứng minh là lớn nhất trong số tất cả các khoáng sản đất hiếm trên thế giới. Dựa vào đặc tính dễ phân hủy, bastnaesit được nung với CaO để tạo ra oxit đất hiếm (REO), có thể thu được bằng phương pháp tuyển nổi. Khả năng thu hồi REO từ hỗn hợp sau nung phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó tính chọn lọc của thuốc tập hợp đóng một vai trò quan trọng. Việt Nam có tài nguyên đất hiếm bastnaesit và có tiềm năng khai thác. Chế biến bastnaesit bằng phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí cao và tác động tiêu cực đến môi trường. Nghiên cứu thu nhận REO từ bastnaesit bằng các phương pháp vật lý đang là xu hướng mới hiện nay. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu thu được khi nung quặng tinh bastnaesit Đông Pao (30-35% REO) ở 650oC với vôi (CaO) theo tỷ lệ thích hợp và tiến hành tuyển nổi trực tiếp REO. Sản phẩm cuối cùng thu được là REO với hàm lượng REO trên 60% và tỷ lệ thực thu REO đạt trên 80%.

Trích dẫn
Trịnh Nguyên Quỳnh, Bùi Ba Duy, Trương Thị Ái, Ngô Quang Huy, Nguyễn Hồng Hà, Trần Văn Sơn và Dương Văn Sự, 2023. Phương pháp tuyển nổi nâng cao hàm lượng tổng oxit đất hıếm từ quặng tinh bastnaesit đã nung xử lý, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 6, tr. 24-31.
Tài liệu tham khảo

1.Trần Văn Minh (1983), “Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu tuyển quặng đất hiếm phong hóa Bắc Nậm Xe, Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim”, Hà Nội

2.Trịnh Quang Ưu (1986), “Báo cáo kết quả thăm dò tính trữ lượng quặng phong hóa đất hiếm phần Nam thân quặng F3, mỏ đất hiếm Phong Thổ, Lai Châu (Trữ lượng tính đến ngày 31-3-1986), Bộ Cơ khí và Luyện kim”, Hà Nội

3.Trịnh Xuân Bền (1997), “Quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác chế biến đất hiếm Việt Nam - Liên đoàn Địa chất 10”, Hà Nội

4.Lokshin E. P. and al. (2021), “Development of methods for the recovery of rare earth elements from the mineral resources of the Arctic”, 96 p.

5.Wu Wenyuan and et al. (2006), “Study on Roasting Decomposition of Mixed Rare Earth Concentrate in CaO-NaCl-CaCl?”,Journal of rare earths, vol. 24, №. Dec., pp. 23-27

6.Wu Wen-yuan and al. (2017), “Reaction process of monazite and bastnaesite mixed rare earth minerals calcined by CaO-NaCl-CaCl?”, Trans. Nonferrous Met. Soc. China, Vol. 17, pp. 864-868

7.Xiang Li and al. (2020), “Thermal stability and compressibility of bastnaesite”, Physics and Chemistry of Minerals, Vol. 47, pp. 13-23. https:/doi,org/10,1007/s00269-020-01084-9

8.J. Liu and al. (2019), “Mechanochemical decomposition of mixed rare earth concentrate in the NaOH-CaO-H?O system”, Hydrometallurgy, Vol. 189, pp. 105-116

9.Shuai Yuan (2017), “Kinetics of roasting decomposition of the rare earth elements by CaO and Coal”, Metals, 213, Vol. 7, №. 6, pp. 213-227. doi:10,3390/met7060213

10.Chen J. L. and al. (2010), “Kinetics of mixed rare earths minerals decomposed by CaO with NaCl- CaCl melting salt”, J. Rare Earth, Vol. 28, pp. 86-89

11.Yang Zhiren, Bian Xue, Wu Wenyuan (2017, Flotation performance and adsorption mechanism of styrene phosphonic acid as a collector to synthetic (Ce, La)?O . Journal of Rare Earths, Vol. 35, No. 6,

621-628.

Các bài báo khác