Về tiềm năng sử dụng quặng đuôi thải nhà máy tuyển khoáng làm vật liệu xây dựng

- Tác giả: Phạm Đức Phong, Trần Thị Hiến
Cơ quan:
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 02-08-2023
- Sửa xong: 18-09-2023
- Chấp nhận: 20-09-2024
- Ngày đăng: 31-08-2024
- Lĩnh vực: Tuyển và Chế biến Khoáng sản
Tóm tắt:
Ngành công nghiệp khai khoáng đang phát triển nhanh chóng, đây cũng là ngành tạo ra lượng chất thải lớn nhất. Hầu hết các chất thải này được lưu trữ trong các hồ hoặc đập chứa dẫn đến chiếm dụng diện tích tài nguyên đất lớn và những thách thức về môi trường. Việc xử lý, tái sử dụng, tái chế các chất thải, phế thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được quan tâm. Một số nước đã nghiên cứu, sử dụng chất thải (quặng đuôi thải) trong quá trình khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD). Việc này mang lại hiệu quả kép, không những bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu làm VLXD mà còn giải quyết vấn đề quản lý chất thải, bảo vệ môi trường và giảm rủi ro về an toàn cho các đập, bãi chứa quặng đuôi thải. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất VLXD ở nước ta rất lớn và ngày càng tăng theo sự phát triển của ngành VLXD. Việc tăng cường sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất VLXD sẽ có ý nghĩa rất lớn về tiết kiệm tài nguyên khoáng sản không tái tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường... Tuy nhiên việc sử dụng quặng đuôi thải từ khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu cho ngành VLXD chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt đối với quặng đuôi thải tại các nhà máy tuyển khoáng đang còn rất hạn chế và sơ khai. Nội dung bài báo giới thiệu về tình hình nghiên cứu, sử dụng quặng đuôi thải trên thế giới và ở Việt Nam làm VLXD, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm tăng cường sử dụng quặng đuôi thải tại các nhà máy tuyển khoáng.

1. Đào Duy Anh (2018). Vai trò của Tuyển khoáng trong phát triển bền vững ngành công nghiệp Mỏ. Hội nghị khoa học công nghệ tuyển khoáng toàn quốc lần thứ V. Hà Nội
2. Thái Duy Sâm (2020).Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng. Hội thảo Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam. Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2020). Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Bộ Xây dựng.
4. Alieh Saedi, ahmad Jamshidi – Zanjani (2022). Utilization of lead–zinc mine tailings as cement substitutes in concrete construction: Effect of sulfide content. Journal of Building Engineering. DOI:10.1016/j.jobe.2022.104865
5. Deniz Adiguzel, Serkan Tuylu (2022). Utilization of tailings in concrete products: A review.
Construction and Building Materials. DOI: http://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2022.129574
6. Mifeng Gou, Longfei Zhou and Nathalene Wei Ying Then (2019). Utilization of tailings in cement and concrete: A review. Science and Engineering of Composite Materials. DOI:10.1515/secm-2019-0029
7. S.I. Evdokimov, M.P. Maslakov, V.S. Evdokimov (2016). Construction Materials Based on Wastes from Mining and Metallurgical Industries. North Caucasian Institute of Mining and Metallurgy. DOI:10.1016/j.proeng.2016.07.120
8. Weiting Xu, Xilian Wen (2048). Feasibility of kaolin tailing sand to be as an environmentally friendly alternative to river sand in construction applications. Journal of Cleaner Production. DOI:10.1016/j.jclepro.2018.09.119
Các bài báo khác