Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu công nghiệp phù hợp trong tính trữ lượng, tài nguyên than bể than Đông Bắc, Việt Nam

Cơ quan:
1 Tổng hội Địa chất Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
2 Cục Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Chỉ tiêu công nghiệp, Trữ lượng than, Bể than Đông Bắc
- Nhận bài: 10-03-2024
- Sửa xong: 30-04-2024
- Chấp nhận: 10-05-2024
- Ngày đăng: 31-08-2024
Tóm tắt:
Than khoáng là nguồn tài nguyên không tái tạo, hiện vẫn đóng vai trò quan trọng, chưa thể thay thế trong ngành năng lượng. Vì vậy, ngoài việc mở rộng tìm kiếm, thăm dò, thách thức đặt ra là phải nâng cao hiệu quả khai thác các mỏ than hiện có. Điều này là một nhiệm vụ đầy thách thức trong đánh giá tài nguyên, đảm bảo sự bền vững trong quản lý và khai thác nguồn tài nguyên này. Các chỉ tiêu tính trữ lượng than đang áp dụng ở bể than Đông Bắc trong thời gian qua chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu sử dụng than cho các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu công nghiệp phù hợp trong tính trữ lượng/tài nguyên than là cần thiết. Nghiên cứu sử dụng phối hợp phương pháp tổng hợp, đối sánh tài liệu, kết hợp phương pháp phân tích hồi quy đa chiều và phương pháp mô hình hóa để xác lập chỉ tiêu công nghiệp tính trữ lượng, tài nguyên than. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng trữ lượng/tài nguyên than ở bể than Đông Bắc phụ thuộc chặt chẽ vào sự thay đổi chỉ tiêu chiều dày tối thiểu (Mmin) và độ tro tối đa (AK ). Độ tro và sự biến đổi độ tro than (σH) không chỉ ảnh hưởng đến kết quả tính trữ lượng/tài nguyên và độ tin cậy của kết quả tính, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công nghệ khai thác và sàng tuyển. Các chỉ tiêu công nghiệp sử dụng trong tính trữ lượng than nên có sự điều chỉnh, cụ thể chỉ tiêu nhiệt lượng (Qd ) ≥ 3500 cal/g, tương ứng độ tro tối đa kể cả độ làm bẩn (AK ) ≤ 45 - 50%, chiều dày tối thiểu kể cả lớp kẹp ≥ 0,6 - 1,0 m và cốt độ sâu tối đa đến – 700 m; với tài nguyên, độ tro tối đa kể cả độ làm bẩn (AK ) ≤ 50 -60%, chiều dày tối thiểu kể cả lớp kẹp ≥ 0,5 - 0,6 m, cốt độ sâu tối đa đến -1000 m. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp tối ưu hóa quản lý và khai thác than bể Đông Bắc, mà còn tạo ra cơ sở lý luận và chính sách hỗ trợ sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp than trong tương lai.

1. Lê Đỗ Bình, Nguyễn Phương, Nguyễn Đồng Hưng & nnk. (2006). Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán học để mô tả sự phụ thuộc trữ lượng với các chỉ tiêu công nghiệp (chiều dày, độ tro) trong đánh giá tài nguyên - trữ lượng than Quảng Ninh. Lưu trữ Công ty Địa chất Mỏ, Quảng Ninh.
2. Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - TKV (2006). Quy hoạch phát triển công tác khảo sát, thăm dò địa chất TKV phục vụ Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến triển vọng 2025. Lưu trữ Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
3. Công ty Địa chất mỏ Quảng Ninh - TKV. Các báo cáo thăm dò các mỏ than Quảng Ninh từ trước đến 2014. Lưu trữ Công ty Địa chất Mỏ, Quảng Ninh và Trung tâm thông tin tư liệu Địa chất, Hà Nội.
4. Đồng Văn Nhì, Nguyễn Phương & nnk. (1994). Đánh giá địa chất kinh tế bể than Quảng Ninh. Chuyên đề thuộc đề tài “Đánh giá địa chất kinh tế khoáng sản vùng Đông Bắc”. Lưu trữ địa chất, Hà Nội.
5. Nguyễn Phương, Lê Đỗ Bình, Nguyễn Sỹ Quý (1993), Về trữ lượng tiềm năng và khả năng gia tăng trữ lượng thu hồi trên các mỏ than Quảng Ninh. Tuyển tập Công trình Khoa học Trường Đại học Mỏ - Địa chất lần thứ XIX. Hà Nội.
6. Nguyễn Phương (1994). Phân chia hệ thống thứ bậc cấu trúc không đồng nhất trong bể than Quảng Ninh để giải quyết đúng đắn những vấn đề phương pháp thăm dò và đánh giá kinh tế tài nguyên than trong bể than. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Địa lý - Địa chất. Lưu trữ thư viện Quốc Gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Phương, Phạm Tuấn Anh, Đào Như Chức, Đào Minh Chúc (2017). Một số kết quả mới từ tổng hợp tài liệu và đề xuất định hướng công tác nghiên cứu tiếp ở bể than Đông Bắc. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất. Tập 58 - Kỳ 1.
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2010 – 2020). Các báo cáo thăm dò than giai đoạn từ 2015 đến 2022. Lưu trữ trung tâm thông tin Tư liệu Địa chất. Hà Nội.
9. Nguyễn Ái Thụ (cb) và nnk (2004). Báo cáo kết quả đề tài “Xác lập các luận cứ khoa học xây dựng các chỉ tiêu tính trữ lượng - tài nguyên các mỏ than khoáng Việt Nam”. Lưu Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
10. Friedrich - Wilhelm Wellmer (1989). Statistical Evaluations in Exploration for Mineral Deposits.Urheberrechtlich geschütztes Material. Germany.
11. V. I. Kuzmin (1966). Hình học hóa và tính trữ lượng khoáng sản rắn. “Neđra”, Moskva. (Bản tiếng Nga).
12. Mironov (1977). Cơ địa chất thăm dò các mỏ than. “Neđra”. Moskva. (Bản tiếng Nga).
13. P.A. Rưgiop (1964). Hình học hóa lòng đất. “Neđra”. Moskva. (Bản tiếng Nga).
14. Рыжов П.А., Гудков В.М. (1966). Применение математической статистики при разведка недр. Изд: “Недра”. Москва. 234 с.
15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Quyết định số 25/2007/QĐ - BTNMT Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng, tài nguyên than. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội.
Các bài báo khác