Thảo luận giải pháp giảm ứng suất khối đá bao quanh đường lò dọc vỉa than ở các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=25011
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18. Phố Viên, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Số 3. Phan Đình Giót, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-11-2024
  • Sửa xong: 23-12-2024
  • Chấp nhận: 05-01-2025
  • Ngày đăng: 01-02-2025
Trang: 5 - 13
Lượt xem: 92
Lượt tải: 7
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hiện nay, các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh ngày càng khai thác xuống sâu, diện sản xuất mở rộng xa trung tâm dẫn đến khối lượng mét lò đào lớn, áp lực gia tăng theo chiều sâu bố trí đường lò. Theo thống kê, khối lượng mét lò chống xén hàng năm của các đơn vị sản xuất than hầm lò từ 6÷8 nghìn mét (bằng khoảng 25÷30% tổng mét lò đào mới), làm tăng chi phí và gia tăng nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai thác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn lao động và hiệu quả khai thác của các đơn vị sản xuất than hầm lò. Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu phân tích tổng hợp các giải pháp nâng cao độ ổn định của đường lò dọc vỉa than; các phương pháp giảm áp lực khối đá bao quanh đường lò, cũng như cơ chế giảm áp, các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện áp dụng của chúng ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng phương pháp tính toán áp lực theo thuyết chuyển vị của Viện VNIMI và giải pháp khoan giảm áp khối đá bằng lỗ khoan có đường kính mở rộng phân đoạn nhằm nâng cao độ ổn định của đường lò, giảm khối lượng chống xén trong quá trình sản xuất tại mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh.

Trích dẫn
Phạm Đức Hưng, Phạm Văn Quân và Thân Văn Duy, 2025. Thảo luận giải pháp giảm ứng suất khối đá bao quanh đường lò dọc vỉa than ở các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIV, kỳ 1, tr. 5-13.
Tài liệu tham khảo

[1]. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2023). Báo cáo khối lượng mỏ TKV giai đoạn 2018-2023

[2]. Đào Viết Đoàn (2016). Phân bổ ứng suất xung quanh lò chợ và và xác định kích thước trụ bảo vệ khi đào đường lò gần khu vực đã khai thác. Công nghiệp mỏ, số 3-2016, 76-79.

[3]. Trần Tuấn Ngạn, et al., 2023. Kết quả áp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác không để lại trụ bảo vệ tại khu Khe Chàm I - Công ty Than Hạ Long. Công nghiệp mỏ, số 2, 12-21

[4]. Chuan Yang, et al. (2017). Laboratory and numerical experiments on pressure relief mechanism of large-diameter boreholes. Chin. J. Geotech. Eng, 39, 1115–1122.

[5]. Dou Linming, et al. (2020). Study on prevention technology of rock burst by break-tip blasting and its effect estimation. Coal Sci Technol. 48:24–32.

[6]. Fulian He, et al. (2016). Deformation and failure mechanism and control technology of large section coal roadway subjected to severe mining dynamic load. Journal of Mining and Safety Engineering, vol. 33, no. 3, pp. 423–440.

[7]. Gu Shitan, et al. (2012). Study on the pressure relief mechanism and engineering application of segmented enlarged-diameter boreholes. Sustainability, 14(9), 5234.

[8]. Hao Jian, et al. (2022). Analysis of surrounding rock control technology and its application on a dynamic pressure roadway in a thick coal seam. Energies, 15(23), 9040.

[9]. Kang Hongpu, et al. (2022). Destressing technology for rock around coal mine roadways and its applications. Coal Science and Technology, 50(6), 1-15.

[10]. Konicek, P., et al. (2017). Rockburst prevention via destress blasting of competent roof rocks in hard coal longwall mining. In ISRM AfriRock-Rock Mechanics for Africa. ISRM-2017-035.

[11]. Liu Zhigang, et al. (2022). Study on rationality of large diameter pressure relief drilling parameters under different coal seam conditions. Geotechnical and Geological Engineering, 40(11), 5425-5436.

[12]. Qi Fuzhou, et al. (2021). Stability Control Mechanism of High‐Stress Roadway Surrounding Rock by Roof Fracturing and Rock Mass Filling. Advances in Civil Engineering, 2021(1), 6658317.

[13]. Roux AJA, et al. (1958). De-stressing: a means of ameliorating rockburst conditions: Part I: The concept of de-stressing and the results obtained from its application. Journal of the Southern African Institute of Mining and Metallurgy (JSAIMM) 59(1): 66–68.

[14].Wang Jiong, et al. (2014). Failure mechanism of the subinclined shaft in floor under mining influence and its control. Journal of China Coal Society, vol. 39, no. 8, pp. 1463–1472.

[15]. Wu Shaokang, et al. (2014). Study on the stress evolution law of surrounding rock and co- operative control technology in coal seam group mining

[J]. Coal Science and Technology 52, 24−37.

[16]. Zhang Hua-lei, et al. (2013). Study on failure evolution laws and control technology of roadway surrounding rock under mining circumstances. Journal of Mining and Safety Engineering, vol. 30, no. 5, pp. 653–664.

[17]. Zhang Shichuan, et al. (2019). Effective evaluation of pressure relief drilling for reducing rock bursts and its application in underground coal mines. Int. J. Rock Mech. Min. Sci. 2019, 114, 7–16

[18]. Елкии И . С ., и д р. (2013). Расчет эффективного радиуса увлажнения при использовании поверхностно-активных веществ. Вестник Кузбасского государственного технического университета, (4 (98)), 10-13.5.5.

[19]. Макнии, ВостНИГРИ (1966). Инструкция по борьбе с пылью методом предварительного увлажнения угольных пластов. Издательство Недра (1966 г. )

[20]. Скопинцева О. В. и др. (2006). Научные основы влагохимреагентной тепловой обеспыливающей обработки угольного массива и горной массы. Горный информационно-аналитический бюллетень (научно-технический журнал) 3: 210-218.

[21]. СНиП П-94-80. Подземные горные выработки

Các bài báo khác