Tổng quan về các thiết bị tuyển nổi mới trên thế giới và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=25014
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18.Phố Viên, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 19-09-2024
  • Sửa xong: 11-11-2024
  • Chấp nhận: 25-11-2024
  • Ngày đăng: 01-02-2025
Trang: 30 - 41
Lượt xem: 83
Lượt tải: 2
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tuyển nổi được áp dụng công nghiệp trong chế biến khoáng sản từ đầu thế kỷ hai mươi, đến nay đã được hơn thế kỷ. Trong suốt thời gian dài này thiết bị tuyển nổi phổ biến hơn cả là các máy tuyển nổi dạng ngăn máy - bánh khuấy. Kết cấu thiết bị tuyển nổi này cũng ít thay đổi và chính vì vậy người ta gọi máy tuyển nổi ngăn máy - bánh khuấy là thiết bị tuyển nổi truyền thống. Trong nhà máy tuyển, mỗi công đoạn tuyển nổi sẽ gồm nhiều ngăn nối tiếp nhau, dung tích ngăn to nhỏ tùy theo lưu lượng bùn, còn số lượng ngăn phụ thuộc vào thời gian tuyển nổi. Tuy nhiên càng ngày các máy truyền thống càng lộ nhiều khuyết điểm: Khó thiết kế các máy có dung tích lớn, dẫn đến số lượng lớn ngăn máy trong nhà máy; chi phí điện năng nhiều; chế độ khuấy trộn không tối ưu; bảo hành, bảo dưỡng khó khăn; khó khăn trong điều chỉnh công nghệ (các ngăn phải điều chỉnh khác nhau, chiều dày bọt trong các ngăn khác nhau…). Chính vì vậy trong vài chục năm gần đây người ta đã tập trung nghiên cứu các loại thiết bị mới có hiệu quả cao, giảm chi phí đầu tư và chi phí giá thành. Các thiết bị mới không có dạng ngăn máy - bánh khuấy gọi chung là các máy tuyển nổi không truyền thống. Bài báo này giới thiệu đặc điểm cấu tạo, nguyên lý của một số máy tuyển nổi mới quan trọng nhất, được sử dụng hiệu quả trong lĩnh vực chế biến khoáng sản trên thế giới và triển vọng ứng dụng ở Việt Nam.

Trích dẫn
Nhữ Thị Kim Dung, 2025. Tổng quan về các thiết bị tuyển nổi mới trên thế giới và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIV, kỳ 1, tr. 30-41.
Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Thị Hiến (2022). Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy tuyển nổi quặng kim loại màu kiểu thùng trụ tròn (Tankcell). Đề tài ĐTĐLCN.09/20, Bộ Công Thương

[2]. Nguyễn Hoàng Sơn (2018). Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thử nghiệm thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat để tuyển một số khoáng sản phi kim độ hạt thô tại Việt Nam. Đề tài B2016-MDA- 08ĐT, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

[3]. Nguyễn Hoàng Sơn (2012). Kỹ thuật mới trong tuyển nổi. Giáo trình cao học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

[4]. Phouvin Khamphouvon (2019). Nghiên cứu tuyển than cấp hạt 0-8mm mỏ Vàng Danh bằng sơ đồ tuyển kết hợp tuyển nổi - trọng lực Hydrofloat và tuyển nổi cột. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

[5]. Các thông tin trên các website: www.outotec.com, www.jamesoncell.com, www.metso.com, www.flsmidth.com

[6]. J. Rubinstein (1995). Column flotation: Process, Designs and Practices. CRC Press

[7]. Rafael Teixeira Rodrigues, Jorge Rubio (2007). DAF–dissolved air flotation: Potential applications in the mining and mineral processing industry. Int. J. Miner. Process. 82

[8]. Shouci Lu, Robert Pugh, Eric Forssberg (2005). Interfacial Separation of Particle. Elsevier

Các bài báo khác