Một số thách thức khi thực hiện Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia - Tham khảo kinh nghiệm từ các nước APEC

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=25019
  • Cơ quan:

    Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Châu Á - Thái Bình Dương, 1-13-1 Kachidoki, Tokyo 104-0054, Japan

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-05-2024
  • Sửa xong: 20-07-2024
  • Chấp nhận: 05-08-2024
  • Ngày đăng: 01-02-2025
Trang: 72 - 79
Lượt xem: 76
Lượt tải: 3
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Sau hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã cặp nhật và ban hành mới nhiều chính sách liên quan để phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0, Trong số đó, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch TTNLQG) và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) là 02 chính sách quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Quy hoạch TTNLQG và Quy hoạch điện VIII đã phác họa bức tranh tổng thể của ngành Năng lượng Việt Nam đến năm 2050, thể hiện tham vọng của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển kinh tế đồng thời đạt được mục tiêu biến đổi khí hậu như đã cam kết. Theo đó sự chuyển dịch nguồn năng lượng được thể hiện rất rõ nét và là xu hướng tất yếu để đạt được mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Các quy hoạch đã mạnh dạn đưa vào nhiều công nghệ và nguồn năng lượng mới có tiềm năng áp dụng trong giai đoạn tới như công nghệ đồng đốt than với sinh khối hoặc amoniac, điện gió ngoài khơi, nhiên liệu hydrogen và khí hóa lỏng nhập khẩu (Liquefied natural gas - LNG). Tuy nhiên, việc triển khai Quy hoạch TTNLQG sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ về vốn đầu tư mà còn cả vấn đề về công nghệ do một số loại hình công nghệ mới được đề xuất trong quy hoạch này hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bài viết này sẽ nêu ra một số thách thức khi thực hiện Quy hoạch TTNLQG, bao gồm: (1) vấn đề phát triển điện khí hóa lỏng LNG, (2) công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu giữ carbon (CCUS), (3) công nghệ mới và (4) vấn đề loại bỏ nhiệt điện than. Từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu có thêm thông tin cũng như kinh nghiệm triển khai các hệ thống tương tự tại các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Trích dẫn
Phùng Quốc Huy, 2025. Một số thách thức khi thực hiện Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia - Tham khảo kinh nghiệm từ các nước APEC, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIV, kỳ 1, tr. 72-79.
Tài liệu tham khảo

[1]. AZEC(2023). Asia Zero Emission Community (AZEC). Ministerial Meeting and AZEC Public-Private Investment Forum Held.

[2]. Christopher P. Consoli, Neil Wildgust (2017). Current status of global storage resource. Energy Procedia 114 (2017) 4623-4628.

[3]. EEFA (2022). Institute for Energy Economics and Financial Analysis. The ill-fated Petra Nova CCS project: NRG Energy throws in the towel.

[4]. NEMP (2023). The National Energy Master Plan (NEMP) for the 2021-2030 period, with a vision to 2050. Decision No 893/QD-TTg, 26 July 2023

[5]. PDP8 (2023). National Power Development Plan for 2021 - 2030, with a vision to 2050. Decision No 500/QD-TTg, 15 May 2023.

[6]. Stavroula Giannaris, et al. (2021). SaskPower's Boundary Dam Unit 3 Carbon Capture Facility - The Journey to Achieving Reliability. GHGT-15.

Các bài báo khác