Đề xuất công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên của khoáng sản boxit Tây Tân Rai - Lâm Đồng

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=22051
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ-Địa Chất
    2 Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – TKV
    3 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 19-04-2022
  • Sửa xong: 18-05-2022
  • Chấp nhận: 25-05-2022
  • Ngày đăng: 30-10-2022
Trang: 7 - 14
Lượt xem: 102
Lượt tải: 4
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khoáng sàng quặng Boxit Tây Tân Rai – Lâm Đồng có thân quặng nằm ngang, dốc thoải với góc cắm trung bình từ 0÷60, phân bố trên diện tích rộng, chiều dày lớp phủ từ 2÷4 m, ranh giới tiếp xúc giữa đất đá và quặng thường ở dạ ng chỉnh hợp. Đất đá và quặng mềm (hệ số kiên cố f < 2), có thể xúc trực tiếp bằng máy xúc mà không cần làm tơi sơ bộ. Hiện tại, mỏ đang áp d ụng mô hình khai thác bằng ô tô kết hợp với máy xúc, chia khai trường thành các khoảnh khai thác. Với mô hình khai thác này, cung độ vận tải hàng năm lớn, làm tăng chi phí sản xuất. Công tác hoàn thổ và bóc đất đá sử dụng tổ hợp ô tô - máy xúc trong từng khoảnh với cung độ ngắn chưa phát huy hết hiệu quả tổ hợp…. Do đó, để nâng cao hiệu quả khai thác cần nghiên cứu lựa chọn mô hình khai thác phù hợp. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa chất, các yếu tố ảnh hưởng, kinh nghiệm khai thác trong và ngoài nước, bài báo đề xuất mô hình khai thác bóc xúc đất phủ không vận tải, sử dụng máy xúc gầu treo (MXGT) xúc và thải đất đá trực tiếp vào bãi thải trong để giảm cung độ, khối lượng vận tải, góp p hần giảm giá thành khai thác.

Trích dẫn
Trần Đình Bão, Phạm Văn Việt, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Hòa và Vũ Đình Trọng, 2022. Đề xuất công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên của khoáng sản boxit Tây Tân Rai - Lâm Đồng, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXI, kỳ 5, tr. 7-14.
Tài liệu tham khảo

1. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010). Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên. Hà Nội, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.

2. Hồ Sĩ Giao, Bùi X uân Nam, Nguyễn Anh Tuấn (2009), Khai thác khoáng sản rắn bằng phương pháp lộ thiên, Hà Nội, 539 tr.

3. Hồ Sĩ Giao, Lưu Văn Thực, Đỗ Ngọc Tước (2017), Khai thác quặng lộ thiên, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Hồ Sĩ Giao, Mai Thế Toản (2008), Dự án khai thác, chế biến Boxit Tây Nguyên và vấn đề môi trường. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7/2008.

5. Nhân, Đ. M. (2015). Báo cáo kết quả t hăm dò khai thác mỏ Boxit Tây Tân Rai, Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng. Công ty Cổ phần địa chất và Khoáng sản - Vinacomin.

6. Viện KHCN Mỏ - Luyện Kim (2008), Dự án đầu tư tổ hợp Boxit nhôm Lâm Đồng công suất 650.000 tấn alumin/năm. Hà Nội.

7. Анистратов Ю.И. (2009). Технология открытых горных работ. Москва, 236 стр: Недра.

8. И.Л, Г. (2007). Развитие методологических подходов к решению задач по установлению конечных контуров карьера. Москва: Науковий вісник НГУ. – № 6. – С. 57 – 59.

9. Ржевский, В. (1978). Процессы открытых горных работы. Москва, 541 стр: Недра.

Các bài báo khác