Ứng dụng mô hình địa cơ nghiên cứu quy luật sụt lún mặt đất do ảnh hưởng khai thác mỏ than Nam Mẫu, Quảng Ninh

- Tác giả: Phạm Văn Chung, Nguyễn Quốc Long
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Sụt lún, Mô hình địa cơ, Mô đun đàn hồi.
- Nhận bài: 09-05-2022
- Sửa xong: 20-06-2022
- Chấp nhận: 04-07-2022
- Ngày đăng: 30-10-2022
Tóm tắt:
Bài báo giới thiệu sử dụng mô hình địa cơ để phân tích các quy luật dịch chuyển biến dạng địa tầng đất đá và bề mặt đất do ảnh hưởng lò chợ cơ giới khai thác vỉa V7, tập trung giải quyết bài toán khối đá đồng nhất, đẳng hướng. Các quy luật dịch chuyển biến dạng đất đá đã xác định được phân bố ứng suất, sự phát triển, chiều cao của vùng phá hủy, quy luật thứ tự sắp xếp giữa các lớp, véc tơ dịch chuyển, độ lún cực đại, góc dịch chuyển biên. Trong phạm vi bài báo, tác giả sử dụng chương trình Rockdata xác định mô đun đàn hồi (E), độ dính kết (C) và góc ma sát trong (φ) để đưa vào mô hình địa cơ và sử dụng phần mềm Rocscience 2.0 tính toán độ lún cực đại ƞ. Kết quả tính toán: theo hướng dốc xác định được ƞ = -1,150 m, theo hướng đường phương ƞ = -1,186 m, góc dịch chuyển biên β0 =470.

1. Trần Trung Anh (2012), Quan trắc dịch chuyển đất đá và biến dạng bề mặt trên mô hình vật liệu tương đương bằng công nghệ đo ảnh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 39, 7/2012, (Chuyên đề Trắc địa mỏ), tr.5-10. Hà Nội.
2. Phạm Văn Chung (2018). Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng mô hình biến động địa cơ khu vực lò chợ cơ giới khai thác vỉa dày ở một số mỏ than hầm lò Quảng Ninh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
3. Phạm Văn Chung, Phùng Mạnh Đắc, Vương Trọng Kha (2018), Xây dựng mô hình địa cơ xác định mô đun đàn hồi cho bể than Quảng Ninh do ảnh hưởng lò chợ cơ giới khai thác vỉa dày. Tạp chí Công nghiệp Mỏ số 3 năm 2018, tr. 86 -90, Hà Nội.
4. Phùng Mạnh Đắc (2004-2006), Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ hợp lý để khai thác than ở các khu vực có di tích lịch sử, văn hóa, công trình công ngh iệp và dân dụng. Phần “Xây dựng trạm quan trắc và quan trắc sụt lún bề mặt khu vực khai thác hầm lò vỉa 9b mỏ than Mạo Khê, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương”, Đề tài cấp nhà nước, Việt Nam, Hà Nội.
5. Đặng Thanh Hải (2016), Phát triển áp dụng cơ giới hóa đào lò và khai thác tại các mỏ hầm lò vùng than Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2015, lộ trình đến năm 2020, Mã số: KC.01. Đ.01-13/08-10-15, Đề tài cấp Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
6. Phạm Đại Hải (2011-2013), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa cơ mỏ phục vụ nhu cầu phát triển cơ giới hóa, h iện đại hóa khai thác than ở Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Bộ Công Thương, Hà Nội.
7. Nguyễn Tam Sơn và nnc (2012), Nghiên cứu xác định các thông số dịch chuyển, biến dạng đất đá khi khai thác vỉa dày bằng phương pháp hầm lò trên mô hình vật liệu tương đương. Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Sỹ, Trần Văn Thanh, Lê Tiến Dũng (2012), Xác định các thông số dịch chuyển đất đá do ảnh hưởng của khai thác hầm lò đến bề mặt khoáng sản than Mông Dương-Khe Chàm trên mô hình tương đương. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 20, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 15/11/2012. Hà Nội.
9. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Đức Nguyên, Nguyễn Văn Sỹ (2011), Đánh giá kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dịch động trong sơ đồ khai thác hỗn hợp hầm lò-lộ thiên trên mô hình vật liệu tương đương. Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ số 12/2011, Hà Nội.
10. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Đức Nguyên, Lê Quang Phục (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng dịch động trong sơ đồ khai thác hỗn hợp hầm lò-lộ thiên bằng mô hình số. Thông tin Khoa học công nghệ Mỏ số 11/2011. Hà Nội.
11. Nguyễn Anh Tuấn, Đào Hồng Quảng, Lê Đức Nguyên (2012), Nghiên cứu dịch chuyển biến dạng đất đá mỏ trong khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh trên mô hình vật liệu tương đương. Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ số 10/2012. Tr.18-23, Hà Nội.
12. Công ty CP than Nam Mẫu (2019). Báo cáo địa chất mỏ than Nam Mẫu. Quảng Ninh.
13. Le QUANG PHUC, V.P. ZUBOV, Phung MANH DAC. Improvement of the Loading Capacity of Narrow Coal Pillars and Control Roadway Deformation in the Longwall Mining System. A Case Study at Khe Cham Coal Mine (Vietnam). Inżynieria Mineralna — Lipiec – Grudzień 2020 July – December — Journal of the Polish Mineral Engin eering Society. pp 115-122. http://doi.org/1 0.29227/IM-2020-02-
14. Авершин С. Г (1960), Расчет деформаций массива горных пород под влиянием подземных разработок [Текст] / С.Г. Авершин. -Л.: ВНИМИ, 1960. -87 с.
15. Методические указания по определению процесса сдвижения горных пород, охране сооружений и горных выработок на месторождениях цветных металлов [Текст]. Л.: ВНИМИ, 1971. - 66 с
Các bài báo khác