Lựa chọn giải pháp và tích hợp công nghệ trắc địa phù hợp phục vụ đào lò đối hướng ở mỏ than hầm lò Hạ Long

- Tác giả: Võ Ngọc Dũng
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 01-12-2023
- Sửa xong: 20-02-2024
- Chấp nhận: 25-02-2024
- Ngày đăng: 30-04-2024
Tóm tắt:
Trong quá trình xây dựng và mở rộng mỏ, nhằm mục đích tăng diện công tác đào lò để rút ngắn thời gian, phương pháp đào lò đối hướng thường được áp dụng. Cho hướng đào lò đối hướng là một nội dung công tác quan trọng đòi hỏi phải lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và thiết bị phù hợp. Mọi sai sót, nhầm lẫn hoặc giải pháp công nghệ không phù hợp, không đủ độ chính xác sẽ làm cho hai gương lò đối hướng không gặp nhau, gây đình trệ sản xuất, tổn thất kinh phí thậm chí nguy hiểm chết người. Bài báo giới thiệu kết quả lựa chọn các giải pháp công nghệ và thiết bị phù hợp, tối ưu bảo đảm quá trình thi công thành công công trình đối hướng ở mỏ than Hạ Long với độ chính xác thông hướng Mp=±0.150 m.

1. Công ty than Hạ Long (2018), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Phê duyệt quy hoạch xây dựng mạng lưới khống chế trắc địa, mạng lưới công trình ngầm, bản đồ địa hình vùng Khe Chàm. Ha Long.
2. Công ty than Hạ Long (2021), Thiết kế xây dựng giếng nghiêng vận tải từ mức -350 m đến -250 m cho dự án Khe Chàm II-IV. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
3. Công ty than Hạ Long, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2020). Báo cáo kỹ thuật thành lập lưới khống chế trắc địa, lưới khống chế công trình ngầm, và bản đồ địa hình khu vực Khe Chàm.
4. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2018), Phê duyệt kế hoạch thăm dò và sản lượng năm.
5. Võ Chí Mỹ, Trắc địa mỏ. (2016), Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ
6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 10673 về công tác Trắc địa mỏ. Hà Nội.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 1 thể hiện kết quả của công tác định hướng với góc phương vị của cạnh đầu tiên của đường chuyền được đo bằng máy kinh vĩ con quay GTA1800R. Độ lệch của góc phương vị là 15‘45“. Kết quả này đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác theo quy phạm trắc địa mỏ Việt Nam. Mỗi trạm đường chuyền được kết nối bởi các trạm đo xây dựng khi đường lò phát triển. Với chiều dài 1,0 km, đường chuyền có 15 trạm. Để sử dụng lâu dài, các điểm đường chuyền được bố trí trên nóc lò, trong khi một vài điểm có thể được bố trí dưới nền lò và được xây bằng xi măng. Lưới được bình sai, và kết quả đáp ứng yêu cầu của qui phạm như sau: - Sai số trung phương tương đối của cạnh: ; - Sai số trung phương đo góc: Mβ
Các bài báo khác