Hiện trạng tiêu thụ than và một số công nghệ khử các bon tiềm năng trong khu vực APEC

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24028
  • Cơ quan:

    Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Châu Á- Thái Bình Dương (APERC)

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 21-01-2024
  • Sửa xong: 18-02-2024
  • Chấp nhận: 25-02-2024
  • Ngày đăng: 30-04-2024
Trang: 57 - 67
Lượt xem: 164
Lượt tải: 2
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” hoặc trung hòa các bon, mỗi nền kinh tế thành viên APEC có những cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế, cơ cấu năng lượng và nguồn năng lượng trong nước của từng quốc gia. Tại một số nền kinh tế phát triển trong khối như Hoa Kỳ, Canada, Úc và Hàn Quốc, sản lượng than tiêu thụ đã giảm rõ rệt trong thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, một số nền kinh tế khác trong khu vực lại ưu tiên đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định với giá thành phải chăng. Do đó, than vẫn là lựa chọn hàng đầu của một số nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi trong khu vực APEC. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai các công nghệ khử các bon trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng than làm nhiên liệu sẽ góp phần đạt được mục tiêu kép là cung cấp nguồn năng lượng ổn định với giá thành hợp lý và giảm phát thải CO2. Bài báo này nêu tổng quan hiện trạng tiêu thụ than trong khu vực APEC giai đoạn 2012-2022, đồng thời giới thiệu một số công nghệ có tiềm năng để giảm phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy công nghiệp có sử dụng than làm nhiên liệu.

Trích dẫn
Phùng Quốc Huy, 2024. Hiện trạng tiêu thụ than và một số công nghệ khử các bon tiềm năng trong khu vực APEC, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 2, tr. 57-67.
Tài liệu tham khảo

1. APERC (2023). APERC Coal Report 2023. Asia Pacific Energy Research Centre. https:/aperc. or.jp/reports/fossil_fuel_report.php

2. Chiyoda Corporation. https:/www.chiyodacorp.com/en/service/environment/coal-gas/

3.Energy Institute, 2023. Statistical Review of World Energy, https:/www.energyinst.org/statisticalreview/ resources-and-data-downloads

4. ERIA, 2023. Study on the Applicability of CCT for a Comprehensive and Optimal Các bon-neutral Solution in ASEAN.

5. G7 Germany. https:/www.g7germany.de/g7-en/current-information/g7-summit-outcomes-2058314

6.Global CCS Institute, 2020. https:/www.globalccsinstitute.com/wp-content/uploads/2020/12/Global- Status-of-CCS-Report-2020_FINAL_December11.pdf

7. Global CCS Institute, 2023. The Global Status of CCS Report 2023. CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 2 - 2024 67 NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI KINH TẾ, QUẢN LÝ

8. Global Energy Monitor, https:/globalenergymonitor.org/projects/global-coal-public-finance-tracker/ tracker-map/

9. ICSC, 2022. The role of low emission on coal technologies in a net zero Asian future. International Centre for Sustainable Các bon.

10. IEA, 2019b. The Future of Hydrogen – Seizing today’s opportunities.

11. IEA, 2023. Coal 2023. https:/www.iea.org/reports/coal-2023 12. Japan Beyond Coal, https:/beyond-coal.jp/en/the-problem/info03/

13. Kiko Network, https:/www.kikonet.org/press-release-en/2022-06-29/g7summit2022

14. Korppoo, A. et al., 2021. The Russian Coal Sector in a Low-Các bon World: Prospects for a Coal Transition? Insights Report, Climate Strategies.

. MHI, 2023. Mitsubishi Heavy Industries, MHI Signs MoU to Collaborate in Feasibility Studies on Ammonia Co-Firing for Power Generation in BLCP Power Station. https:/www.mhi.com/news/230116. html 16. Mongabay, 2023. https:/news.mongabay.com/2023/07/indonesias-coal-burning-hits-record-highand- green-nickel-is-largely-why/ 17. Mongabay, 2022. https:/news.mongabay.com/2022/08/biomass-cofiring-loopholes-put-coal-onopen- ended-life-support-in-asia/ 18. Net Zero Tracker. https:/zerotracker.net/ 19. PDP8, 2023. National Power Development Plan (PDP8) for 2021 - 2030, with a vision to 2050

Các bài báo khác