Hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất khu vực khan hiếm nước của tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp quản lý khai thác, sử dụng

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24036
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 07-04-2024
  • Sửa xong: 25-05-2024
  • Chấp nhận: 28-05-2024
  • Ngày đăng: 30-06-2024
Trang: 40 - 49
Lượt xem: 204
Lượt tải: 2
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tỉnh Cao Bằng là địa phương có địa hình núi non hiểm trở, điều kiện hình thành nước hạn chế nên đang đối diện với tình trạng khan hiếm nước phục vụ đời sống dân sinh. Hiện nay, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt một phần nhỏ được khai thác từ giếng khoan, giếng đào còn phần lớn là nước dẫn từ các mạch lộ, khe suối, nước sông và nước mưa. Tuy nhiên, nguồn nước mặt không đủ cung cấp vào mùa khô nên việc khai thác sử dụng nước dưới đất nằm sâu ở tầng chứa nước khe nứt là cần thiết. Bằng phương pháp khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm tại 10 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước của tỉnh Cao Bằng cho thấy với tổng lưu lượng nước sử dụng tại khu vực là 912 m3/ngày thì trữ lượng nước dưới đất đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà không gây tác động đến môi trường và độ ổn định của khu vực. Nước có chất lượng tốt, nước trong, không màu, nước nhạt, chỉ có một số khu vực thành phần vi sinh vượt QCVN 09: 2023/BTNMT cần phải xử lý đạt quy chuẩn trước khi khai thác sử dụng. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp quản lý tổng thể về quy mô khai thác, định hướng sử dụng nước dưới đất phục vụ đời sống dân sinh, đảm bảo ổn định, bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Trích dẫn
Trần Thị Thanh Thuỷ, 2024. Hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất khu vực khan hiếm nước của tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp quản lý khai thác, sử dụng, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 3, tr. 40-49.
Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Ngọc Ánh (2019), Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước karst phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc bộ”, Hà Nội.

2. Công Hải (2020), Cao Bằng sẽ cắt cơn thiếu nước sạch cho người dân vùng cao, Báo Nông nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Hùng (2022), Cao Bằng: Quản lý, bảo vệ tài nguyên nước ngầm, Báo Tài nguyên và môi trường.

4. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (2020), Báo cáo kết quả điều tra giai đoạn I “Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước“ thuộc chương trình “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, Hà Nội.

5. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (2020), Báo cáo Kết quả phân tích mẫu nước của lỗ khoan tỉnh Cao Bằng, thuộc Chương trình Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

6. Nguyễn Mạnh Trường (2021), Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu tổng quan các giải pháp và công nghệ khai thác của các mô hình cấp nước tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước ở Việt Nam“ thuộc đề tài KHCN cấp quốc gia “Nghiên cứu đánh giá tính ổn định và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả của các mô hình cấp nước tại vùng núi cao, khan hiếm nước“, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thuỷ lợi.

7. Viện Khoa học Thuỷ lợi (2022), Báo cáo ĐTĐL.CN-7/21 “Nghiên cứu đánh giá tính ổn định và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả của mô hình cấp nước tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước“.

Các bài báo khác