Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thu hồi vì chống thép trong đường lò có tiết diện từ 9-15 m2

- Tác giả: Nguyễn Khắc Lĩnh, Đặng Vũ Đinh, Lê Quang Phục
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Vì chống thép, Hầm lò, Hiệu quả
- Nhận bài: 21-04-2024
- Sửa xong: 25-05-2024
- Chấp nhận: 28-05-2024
- Ngày đăng: 30-06-2024
- Lĩnh vực: Cơ khí, Điện - Điện tử - Tự động hóa
Tóm tắt:
Nghiên cứu này trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình thu hồi vì chống thép bằng cách sử dụng thủy lực và kết cấu cơ khí tạo thành tổ hợp thiết bị chống. Thiết bị hỗ trợ tháo dỡ vì chống gồm hai phần: giá trước và giá sau được liên kết và điều khiển di chuyển bằng xi lanh. Giá sau (có cấu tạo gần giống giàn chống sử dụng trong lò chợ, tuy nhiên phần xà nóc được thiết kế lại sao cho gần với biên dạng của đường lò nhất) bao gồm mái hình vòm được liên kết với xà bên bằng bản lề và được điều khiển bởi xi lanh, cột thủy lực và đế đỡ giá chống. Phần xà nóc của giá sau có hình vòm với mục đích tăng độ tiếp xúc của xà nóc với mái. Thiết bị này có kết cấu đơn giản phù hợp với các đường lò có kích thước khác nhau, di chuyển dễ dàng không cần thêm các thiết bị hỗ trợ, có cơ cấu hỗ trợ tháo và rút chân vì chống, phía trên nóc lò được che kín vì vậy hạn chế được hiện tượng đá rơi. Xà nóc có biên dạng gần giống với biên dạng đường lò giúp mái giữ nguyên được cấu trúc trước đó, làm giảm áp lực lên xà nóc do giảm tối đa hiện tượng phá hỏa khi đã tháo vì chống, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc làm giảm ứng suất tập trung trên xà nóc.

1. Nguyễn Văn Chinh (2016), Biện pháp thi công thu hồi vì chống khu vực +280, Tổng Công ty Than Đông Bắc.
2. Nguyễn Khắc Lĩnh, Nguyễn Văn Xô, Lê Thị Hồng Thắng (2020), Nghiên cứu tính toán thu hồi áp suất cao của cột chống trong quá trình làm việc/ Kỷ yếu hội nghị khoa học trái đất, mỏ, môi trường bền vững lần thứ III “EME 2020”. tr. 280-285.
3. Gamez-Montero P. J., Salazar E., Castilla R., Freire J., Khamashta M., Codina E. (2009), Misalignment effects on the load capacity of a hydraulic cylinder. International Journal of Mechanical Sciences. 2009. Vol. 51. pp. 105-113
4. Yong X., Yang J., Shang J., Xie H. (2015), Design and optimization of a new kind of hydraulic cylinder for mobile robots. Proc. of the Institution of Mechanical Engineers, Part C: Journal of Mechanical Engineering Science. 2015. Vol. 229, Iss. 18. DOI: 10.1177/0954406215570106.
5. Urazbakhtin R. Yu., Yungmeister D. A. (2019), The results of theoretical and laboratory studies of the rescue complex for coal mines. Izvestiya Uralskogo Gosudarstvennogo Gornogo Universiteta. 2019. Iss. 3. pp. 98-103.
6. Баклашов И.В., Картозия Б.А. (2012). Механика подземных сооружений и конструкции крепей (Издание 3). Студент, Москва, 2012 г., 543 стр.
7. Бакланов И.В., Картозия Б.А. (1975). Механика горных пород. Недра, Москва, 1975 г., 271 стр., УДК: 622.831.3.02:539.2.8.
8. Габов В. В., Нгуен К. Л., Уразбахтин Р. Ю., Юнгмейстер Д. А.(2021), Патент № 202 346 Российская Федерация, МПК E21C 25/04 Механизированная крепь для погашения горных выработок / заявитель и патентообладатель: Санкт-Петербургский горный университет. - № 2020138787; заявл. 26.11.2020, опубл. 12.02.2021, Бюл. № 5.
9. Юнгмейстер Д. А., Уразбахтин Р. Ю., Нгуен Кхак Линь, Тимофеев М. И. (2023), Комплекс для CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 3 - 2024 25 NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI CƠ KHÍ, CƠ ĐIỆN MỎ создания хранилищ особо опасных отходов: обоснование конструкции и параметров. Обогащение руд. 2023. № 6. 47-51
Các bài báo khác