Công tác thăm dò than bể Đông Bắc – Thực trạng và giải pháp

Cơ quan:
1 Tổng hội địa chất Việt Nam
2 Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Thăm dò than, Thực trạng và giải pháp, Bể than đông bắc
- Nhận bài: 21-02-2024
- Sửa xong: 28-04-2024
- Chấp nhận: 15-05-2024
- Ngày đăng: 30-06-2024
Tóm tắt:
Kết quả tổng hợp, phân tích tài liệu thăm dò và khai thác, kết hợp phương pháp mô hình hóa và phương pháp toán xác suất - thống kê rút ra một số kết luận sau: Về lý thuyết, mạng lưới thăm dò đã thực hiện trên nhiều khu mỏ đủ cơ sở tính trữ lượng và đáp ứng yêu cầu cho thiết kế khai thác. Song, thực tế nhiều khối tính trữ lượng ở cấp 111, 121, nhưng khi triển khai Dự án đầu tư khai thác vẫn phải bổ sung thăm dò khá nhiều, ở một số khu mỏ phải bổ sung công tác thăm dò 2 - 3 lần. Nguyên nhân chủ yếu là các báo cáo thăm dò gần đây thường bỏ qua nguyên tắc rất cơ bản trong xác lập cấu trúc địa chất mỏ và đồng danh vỉa than không dựa vào không gian cấu trúc địa chất trong từng khối bậc IV, mà chỉ tập trung trong diện tích thăm dò; do đó, khi tiến hành ghép nối cấu trúc mỏ và các đường lộ vỉa than giữa các khu liền kề thường không khớp và hầu hết không liên hệ được với nhau, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến độ tin cậy của công tác thăm dò, tính trữ lượng và khai thác mỏ. Để nâng cao hiệu quả công tác thăm dò và khai thác than bể Đông Bắc, trước tiên phải đầu tư nghiên cứu phân chia khối địa chất đồng nhất tương đối bậc cao (bậc V, VI); tiến hành đồng danh lại tập vỉa, vỉa than trong từng khối cấu trúc bậc IV. Xác lập nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò phù hợp với tài liệu thực tế và cần phải đánh giá lại độ tin cậy công tác thăm dò và tính trữ lượng cho từng khu mỏ và toàn bể than.

1. Đào Như Chức (cb) và nnk. (2004), Báo cáo lập bản đồ địa chất công nghiệp bể than Quảng Ninh, Lưu trữ Công ty Địa chất mỏ - TKV.
2. Nguyễn Văn Giáp (cb) và nnk. (1986), Thành lập bản đồ cấu trúc địa chất đáy trầm tích chứa than, phần Đông bể than Đông Bắc bằng tài liệu địa vật lý tỉ lệ 1: 50.000, Lưu trữ Công ty Địa chất mỏ - TKV.
3. Đoàn Văn Kiển, Nguyễn Trọng Khiêm, Lê Đỗ Bình, Nguyễn Phương và nnk. (2012), Phân chia nhóm mỏ, xác định mạng lưới công trình thăm dò hợp lý phục vụ lập dự án đầu tư khai thác than dưới mức dưới -300m các mỏ than vùng Quảng Ninh, Lưu trữ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
4. Nguyễn Phương, Nguyễn Văn Lâm (2009), Mô hình hóa các tính chất của khoáng sản và phương pháp thăm dò mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
5. Nguyễn Phương, Đào Như Chức, Đào Minh Chúc, Phạm Tuấn Anh (2017), Một số kết quả mới từ tổng hợp tài liệu và đề xuất định hướng công tác nghiên cứu tiếp ở bể than Đông Bắc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất số 58, năm 2017. Tr 68 - 79.
6. Nguyễn Phương, Nguyễn Phương Đông, Đỗ Văn Định, Phạm Tuấn Anh (2022), Nghiên cứu áp dụng chuỗi Markov thăm dò than khu Lộ Trí, Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ số 5, năm 2022. Tr
7. Bùi Viết Sáng (cb) và nnk. (2022), Báo cáo kết quả thăm dò than khu vực Thanh Sơn, huyện Sơn Động, Bắc Giang, Lưu trữ trung tâm thông tin Tư liệu Địa chất, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Sao (cb) và nnk. (2012), Điều tra đánh giá tiềm năng than dưới mức -300 m, bể than Quảng Ninh, Lưu trữ Công ty Địa chất mỏ - TKV.
9. Trần Văn Trị (cb) và nnk. (1990), Báo cáo nghiên cứu cấu trúc, kiến tạo, chất lượng, đặc tính công nghệ Bể than Quảng Ninh và xác lập phương pháp, mạng lưới thăm dò hợp lý, Báo cáo khoa học đề tài Nhà nước mã số 44A - 01 - 01, Lưu trữ Trung tâm thông tin Tư liệu địa chất, Hà Nội.
10. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Báo cáo tổng hợp tài liệu và tính lại trữ lượng của các đơn vị thuộc TKV từ sau năm 1995 ở Bể than Đông Bắc. Báo cáo dự án.
11. Davis, J. C. (2002), Statistics and Data Analysis in Geology. Jonh Wiley & Sons, New York, P. 168 -177. 12. Gillian Chi, James Dietrich, Peter Giles (2008), High Resolution Sequence Stratigraphic Correlation and Coal Seam, Distribution in the Upper Carboniferous Strata of the Central Maritimes Basin. CSPG CSEG CWLS Convention.
13. Gordon H. Wood, Jr., Thomas M. Kehn, M. Devereux Carter, and William C. Culbertson (2013), Geophysical logs as a source of coal bed data. USGS.
60 CÔNG NGHIỆP MỎ, SỐ 3 - 2024
14. Kuzomin. V. I.(1966), Hình học hoá và tính trữ lượng khoáng sản rắn. Bản tiếng Nga “Neđra”, Moskva.
. Mironov K.V. (1977), Cơ sở địa chất thăm dò các mỏ than, Bản tiếng Nga “Neđra”, Moskva. 16. Rurov P.A.(1964), Hình học hoá lòng đất, Bản tiếng Nga “Neđra”, Moskva. 17.Richard M. Busch, Harold B. Rollins (1984), Correlation of Carboniferous strata using a hierarchy of transgressive-regressive units. Geology, August, 1984, v. 12, p. 471-474, Geological Society of America GSA.
Các bài báo khác