Nghiên cứu đánh giá hiệu quả tuyển của hệ thống máy lắng, băng tải rửa tại công ty than Mạo Khê - TKV

- Tác giả: Nguyễn Thị Phương, Bùi Kim Dung
Cơ quan:
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Than, Băng tải rửa, Môi trường nước, Tuyển máy lắng, Hiệu quả tuyển
- Nhận bài: 28-04-2021
- Sửa xong: 06-06-2021
- Chấp nhận: 20-07-2021
- Ngày đăng: 30-11-2021
- Lĩnh vực: Tuyển và Chế biến Khoáng sản
Tóm tắt:
Để đáp ứng yêu cầu về sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm sau chế biến than, Công ty than Mạo Khê - TKV đã không ngừng đổi mới dây chuyền công nghệ phục vụ công tác sàng tuyển than. Từ công nghệ sàng tuyển thô sơ chủ yếu sử dụng tuyển lắng, máng rửa đến năm 2007, Công ty lắp đặt dây chuyền công nghệ tuyển than huyền phù do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ thiết kế, xây dựng, để tuyển than cấp hạt lớn trong môi trường huyền phù manhetit và huyền phù tự sinh. Sau hơn mười năm hoạt động do tình hình khai thác, sản xuất và tiêu thụ có nhiều thay đổi nên dây chuyền không còn đạt hiệu quả cao. Do đó năm 2019, Công ty Than Mạo Khê đã lắp đặt hệ thống tuyển lắng và băng tải rửa để thay thế hệ thống tuyển huyền phù manhetit, mang lại hiệu quả vượt trội. Đây là kết quả nghiên cứu thực hiện theo Hợp đồng NCKH&PTCN số 98/HĐ-ĐHCNQN ngày 9 tháng 11 năm 2020 của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

1. Phạm Hữu Giang (2009), Bài giảng Tuyển than, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
2. Phạm Hữu Giang (2003), Lấy mẫu kiểm tra kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
3. Phạm Hữu Giang, Ninh Thị Mai (2003), Tuyển trọng lực, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
4. TCVN (2008), TCVN 1693, Than đá và cốc – Lấy mẫu thủ công, Hà Nội.
5. https://thanmaokhe.vn/index.php/hoat-dong-sxkd/cong-ty-than-mao-khe-trien-khai-nhiem-vu-sxkd- nam-2021-478.html
Các bài báo khác