Ứng dụng mô phỏng số để xác định áp lực nổ cần thiết nhằm tạo khe nứt giữa các lỗ khoan trong nổ mìn tạo biên tại mỏ đồng Sin Quyền

Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2 Chi nhánh mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai- Vimico
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Mỏ đồng sin quyền, Nổ mìn tạo biên, Phase2
- Nhận bài: 23-12-2021
- Sửa xong: 15-02-2022
- Chấp nhận: 07-03-2022
- Ngày đăng: 30-04-2022
- Lĩnh vực: Khai thác mỏ
Tóm tắt:
Theo phương án được đề xuất, mỏ đồng Sin Quyền sẽ tiếp tục được khai thác lộ thiên xuống sâu đến mức -400m. Điều này có nghĩa là mỏ sẽ tiếp tục khai thác xuống sâu hơn 200 m so với đáy mỏ khu Đông dự định kết thúc ở mức – 188 m. Một trong những vấn đề mỏ cần phải quan tâm là phải đảm bảo an toàn, hiệu quả khai thác. Vấn đề ổn định cho các tầng và bờ dừng tạm thời hoặc bờ kết thúc khi khai thác xuống sâu hơn có ý nghĩa quan trỌng đối với mỏ. Kỹ thuật nổ mìn tạo biên là giải pháp được áp dụng có hiệu quả cho mục đích này. Bài báo giới thiệu phương pháp tiếp cận xác định các thông số nổ mìn tạo biên dựa trên kết quả mô phỏng số trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn thông qua phần mềm Phase2, với dữ lliệu đầu vào là các thông số về tính chất cơ lý và đặc điểm địa chất đất đá mỏ đồng Sin Quyền. Lỗ khoan tạo biên đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này có đường kính 127 mm. Khoảng cách giữa các lỗ khoan biên nổ trong đá phía trên quặng và đá phía dưới quặng được tính toán lần lượt 0,5m; 1,0 m; 1,5 m; 2,0 m. Từ kết quả mô phỏng khảo sát mối quan hệ giữa áp lực nổ trong các lỗ mìn tạo biên và khoảng cách lỗ mìn biên cho thấy: áp lực nổ cần thiết trong các lỗ mìn biên là 210 MPa trở lên sẽ tạo ra mặt tách nối giữa hai lỗ khoan cạnh nhau. Trên cơ sở phân tích xác định được áp lực nổ cần thiết tương ứng với khoảng cách giữa các lỗ mìn tạo biên và tính chất cơ lý đất đá. Đây là cơ sở tính toán xác định khối lượng thuốc nổ và cấu trúc lượng thuốc nổ mìn biên

1. Đặng Hồng Thắng, Bùi Duy Nam (2021), Nghiên cứu lựa chọn phương án khai thác hợp lý phần sâu mỏ đồng Sin Quyền, Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ, Số 3–2021.
2. Đỗ Ngọc Tước, Đoàn Văn Thanh, (2021), Giải pháp công nghệ phù hợp khi khai thác các tầng sâu ở mỏ than lộ thiên Việt Nam, Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ, Số 1-2021.
3. Lưu Văn Thực, Dương Trung Tâm, Vũ Đình Trường (2014), Nghiên cứu lựa chọn công nghệ nổ mìn hợp lý nhằm nâng cao ổn định bờ mỏ khi khai thác xuống sâu các mỏ quặng sắt, Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ, Số 10- 2014.
4. Phạm Văn Việt, Lê Thị Minh Hạnh (2014), Nghiên cứu đề xuất hình dạng bờ mỏ hợp lý cho mỏ lộ thiên khai thác xuống sâu ở Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, Số 4-2014.
5. N. D. An, P. T. Hop, L. C. Dien, T. Q. Hieu, and T. D. Bao (2020), Design of pre blasting (pre-splitting) in Tan Cang quarry no.1 in Vietnam, Inz. Miner., vol. 1, no. 1, pp. 155–162, 2020, doi: 10.29227/IM- 2020-02-20.
6. P. V. A. N Viet, N. A. N. H. Tuan, and P. V. A. N. Hoa (2020), Finite Element Method Application to Determine Appropriate Splitting Parameters for Dimensional Stone Quarries, Inz. Miner. J. Polish Miner. Enginerring Soc., vol. 46, no. 2, pp. 95–103, 2020, doi: doi.org/10.29227/IM-2020-02-13.
7. Phạm Quốc Huy (2020), Báo cáo kết quả thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng phần sâu đến mức-600 m, mỏ đồng Sin Quyền, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, 2020.
Các bài báo khác