Ổn định các đường lò dưới sâu trong đá yếu sử dụng hệ thống neo hai mức

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=22023
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ-Địa chất

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 21-07-2021
  • Sửa xong: 18-08-2021
  • Chấp nhận: 05-02-2021
  • Ngày đăng: 30-04-2022
Trang: 16 - 23
Lượt xem: 101
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các kỹ thuật điều khiển biến dạng lớn cho các đường lò dưới sâu trong các lớp đất đá mềm yếu là vấn đề lớn trong các hoạt động khai thác mỏ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Việc khai đào các đường lò dẫn đến sự phân bố lại ứng suất trong khối đất đá xung quanh các đường lò, dẫn đến độ bền vượt quá độ bền giới hạn của đất đá xung quanh. Các phá hủy kéo diễn ra xung quanh đường lò, dẫn đến các mảnh vỡ, nén bẹp đường lò. Thực tế, khả năng mang tải của kết cấu chống cũng giới hạn nên nó làm cho đường lò bị giảm diện tích, gây khó khăn cho công tác vận chuyển và cần thiết phải mở rộng đường lò. Điều này đòi hỏi phải đi tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn sự phát triển của biến dạng xung quanh đường lò, cũng như tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật để giữ ổn định các đường lò. Để phân tích ổn định các đường lò người ta có thể sử dụng các nhóm phương pháp: phương pháp giải tích, phương pháp kinh nghiệm và bán kinh nghiệm, nhóm phương pháp số. Với lợi ích và ưu điểm của mình, ngày nay các phương pháp số cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi để phân tích cơ chế phá hủy của đất đá cũng như kết cấu chống giữ xung quanh các đường lò. Kết quả phân tích bằng các phần mềm số khá trực quan, sinh động giúp người thiết kế nhanh chóng thay đổi các điều kiện tham số đầu vào và xem xét được biểu hiện đồng thời của nhiều yếu tố trong các mô hình. Bài báo phân tích cơ chế ngăn chặn biến dạng lớn xung quanh các đường lò với việc sử dụng neo hai mức

Trích dẫn
Trần Tuấn Minh, Đỗ Ngọc Thái, Đặng Trung Thành và Nguyễn Duyên Phong, 2022. Ổn định các đường lò dưới sâu trong đá yếu sử dụng hệ thống neo hai mức, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXI, kỳ 2, tr. 16-23.
Tài liệu tham khảo

1. Võ Trọng Hùng, Phùng Mạnh Đắc. (2006). Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ. NXB Khoa học kỹ thuật

2. Trần Tuấn Minh nnk. (2018). Phương pháp tính toán kết cấu chống giữ công trình ngầm. NXB Bách Khoa Hà Nội

3. Nguyễn Quang Phích. (2007). Cơ học đá. NXB Xây Dựng

4. Đỗ Như Tráng. (2011). Về bài toán xác định kết cấu chống đỡ của hầm bằng phương pháp khống chế hội tụ theo tiêu chuẩn phá hủy Hoek-Brown. Tạp chí Cầu đường.

5. Carranza-Torres, C. (2004). Elasto-plastic solution of tunnel problems using the generalized form of the Hoek-Brown failure criterion. International Journal of Rock Mechanics and Mining Sciences, Proceedings of the ISRM SINOROCK 2004 Symposium, edited by J.A. Hudson and Xia- Ting Feng, Volume 41, Issue 3.

6. Lee, Y-K. and Pietruszczak, S. (2014). A new numerical procedure for elasto-plastic analysis of a circular opening excavated in a strain-softening rock mass. Tunnelling and Underground Space Technology, Vol. 23, No. 5, 588-599.

7. Panet, M. (1995). Calcul des Tunnels par la Méthode de Convergence-Confinement. Presses de l’Ecole Nationale des Ponts et Chaussés. Paris. 178p.

8. Vlachopoulos, N. and Diederichs, M.S. (2009). Improved longitudinal displacement profiles for convergence-confinement analysis of deep tunnels. Rock Mechanics and Rock Engineering (Accepted- In Press) 16 pgs.

9. Vrakas A. (2016). A finite strain solution for the elastoplastic ground response curve in tunnelling: rocks with non-linear failure envelopes. International Journal for Numerical and Analytical Methods in Geomechanics, Vol. 41(7), 1077-1090.

10. Lei Fan, Weijun Wang, Chao Yuan, Wenqing Peng. Research on large deformation mechanism of deep roadway with dynamic pressure. Energy Sci Eng. 2020; 00:1–17. wileyonlinelibrary.com/journal/ ese3. DOI: 10.1002/ese3.672

11. В.А. Еременко, Е.А. Разумов, Д.Ф. Заятдинов, 2012. Современные технологии анкерного крепления. Горная книга 2012. 656с. ISBN 978-5-98672-291-7.

12. Министерство топлива и энергетики российской федерации Российская Академия Наук. Инструкция по расчет и применению анкерной крепи на угольных шахтах России. С.-Петербург 2000.

Các bài báo khác