Phân loại đá vách phục vụ công tác điều khiển áp lực mỏ ở các mỏ than hầm lò Quảng Ninh

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=22042
  • Cơ quan:

    1 Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ
    2 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 22-06-2022
  • Sửa xong: 30-07-2022
  • Chấp nhận: 02-08-2022
  • Ngày đăng: 31-08-2022
Trang: 11 - 18
Lượt xem: 73
Lượt tải: 0
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Điều khiển áp lực mỏ là một công đoạn sản xuất quan trọng và phức tạp trong quá trình khai thác than bằng phương pháp hầm lò. Cơ sở để lựa chọn phương pháp điều khiển áp lực mỏ là tính chất bền vững, đặc điểm phá huỷ, cơ chế sập đổ của lớp đá vách trực tiếp và đá vách cơ bản trong khu vực khai thác lò chợ. Các tác giả đã phân tích một số phương pháp phân loại đá vách ở nước ngoài, thực tế phân loại đá vách các vỉa than mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh và lựa chọn phương pháp của Viện VNIMI (LB Nga) để phân loại đá vách phục vụ công tác điều khiển áp lực mỏ. Kết quả phân loại đá vách cho thấy phần lớn đá vách các khu vực vỉa than trong kế hoạch khai thác đến năm 2025 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thuộc loại khó điều khiển và tương đối khó điều khiển, cần áp dụng các giải pháp công nghệ đặc biệt để gia cường hoặc làm giảm độ bền khối đá mỏ.

Trích dẫn
Phùng Mạnh Đắc, Trần Tuấn Ngạn, Trương Đức Dư, Phạm Trung Nguyên, Phạm Khánh Minh và Phạm Đức Thắng, 2022. Phân loại đá vách phục vụ công tác điều khiển áp lực mỏ ở các mỏ than hầm lò Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXI, kỳ 4, tr. 11-18.
Tài liệu tham khảo

1.Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, (2001÷2019), Hướng dẫn áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác các mỏ than hầm lò của TKV (Các Tài liệu hướng dẫn các công nghệ khai thác cho các mỏ hầm lò ban hành từ năm 2001 đến 2019).

2. Nguyễn Anh Tuấn (2012). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp điều khiển đá vách hợp lý tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Công Thương, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Hà nội.

3. Коровкин Ю. А. , Савченко П. Ф. и др. (2004), Теория и практика длиннолавных систем; Москва.

4. Казанин О.И. , Коршунов Г.И. и др. (2014), Технологические схемы подготовки и отработки выемочных участков на шахтах ОАО , Москва.

Các bài báo khác