Nghiên cứu va chạm của xe goòng sử dụng chở vật liệu nổ xây dựng

- Tác giả: Trần Viết Linh 1, Nguyễn Đăng Tấn 2
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2 Trường Đại học Thủy Lợi
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 05-09-2022
- Sửa xong: 28-12-2022
- Chấp nhận: 05-01-2023
- Ngày đăng: 28-02-2023
- Lĩnh vực: Cơ khí, Điện - Điện tử - Tự động hóa
Tóm tắt:
Vận tải vật liệu và con người nói chung trong mỏ hầm lò, đặc biệt là vận chuyển vật liệu nổ yêu cầu cao về độ an toàn. Khi thiết kế xe goòng chở vật liệu nổ, ngoài biện pháp chia các khoang chứa vật liệu với các tấm đệm giảm va đập, độ cứng của khoang chứa vật liệu nổ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi xe goòng xảy ra va chạm. Bài toán va chạm giữa các vật thể, đặc biệt va chạm của các phương tiện vận tải được chú trọng trong quá trình thiết kế. Bằng các mô hình toán học, các thành phần vận tốc, gia tốc, lực cũng như biến dạng của vật thể sau va chạm được xác định. Tuy nhiên, phương pháp này cho độ chính xác không cao cũng như yêu cầu thêm các số liệu thực nghiệm. Sự phát triển củacác phần mềm mô phỏng động lực học, mô phỏng va chạm hiện nay giúp giảm thời gian thiết kế cũng như nâng cao độ chính xác và trực quan hóa kết quả mô phỏng. Để phục vụ cho thiết kế, chế tạo xe goòng chở vật liệu nổ công nghiệp, bài báo nghiên cứu cơ sở lý thuyết va chạm, xây dựng mô hình 3D xe goòng và mô phỏng va chạm để xác định ứng suất cũng như biến dạng của xe goòng sau va chạm.

Các bài báo khác