Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông lại giang,tỉnh bình định và đề xuất giải pháp quản lý

- Tác giả: Trần Thị Thanh Thuỷ 1, Hồ Văn Hiệp 2
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 07-03-2023
- Sửa xong: 25-03-2023
- Chấp nhận: 28-03-2023
- Ngày đăng: 30-04-2023
- Lĩnh vực: Thông gió, An toàn và Bảo vệ môi trường
Tóm tắt:
Sông Lại Giang là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là sông An Lão và sông Kim Sơn. Sông có vai trò cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại lưu vực cũng như là nguồn tiếp nhận các nguồn xả thải từ các hoạt dân sinh của địa phương. Bằng phương pháp thu thập, tổng hợp tài tiệu, khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường, kết quả nghiên cứu cho thấy nước sông Lại Giang đang bị ô nhiễm các chất hữu cơ, chủ yếu là BOD5, COD và chất rắn lơ lửng trong đó khu vực ở phía đầu sông nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn tại các khu vực cửa sông đổ ra biển do tại đây tập trung đông dân cư và hoạt động sản xuất nông nghiệp... Nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi theo mùa và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Nghiên cứu đã tổng hợp được hiện trạng khai thác, sử dụng nước lưu vực sông Lại Giang với tổng nhu cầu sử dụng nước cho toàn tỉnh ước tính đến năm 2025 là 108,51 triệu m3, tập trung lớn nhất cho hoạt động trồng trọt. Nghiên cứu cũng đã tổng hợp được hiện trạng các nguồn xả thải trên sông Lại Giang trong đó tập trung chủ yếu là nguồn nước thải sinh hoạt từ đô thị Hoài Nhơn và nước thải từ các cụm công nghiệp. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý tổng thể trong khai thác, sử dụng nước và hoạt động xả thải để đảm bảo ổn định, bền vững tài nguyên nước sông Lại Giang phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Bình Định.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định (2018). Báo cáo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 – Nội dung phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định (2022), Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tỉnh Bình Định các năm 2020, 2021 và 2022.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định (2016), Báo cáo Kết quả thanh tra việc xả thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
5. Sở Xây dựng tỉnh Bình Định (2023), Thoát nước và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định.
6. Uỷ ban nhân dân thị xã Hoài Nhơn (2022), Kết quả thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023 của thị xã Hoài Nhơn.
7. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo điều chỉnh quy định về phân vùng phát thải và xả khí thải theo quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 của UBND tỉnh.
8. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (2020) Quyết định số 64/2020/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 của UBND tỉnh Ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định.
9. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (2018), Báo cáo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm
Các bài báo khác