Một số kết quả nghiên cứu mới và định hướng công tác thăm dò than dưới sâu khu vực mỏ Núi Hồng, Tỉnh Thái Nguyên

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=23029
  • Cơ quan:

    1 Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam
    2 Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông
    3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-02-2023
  • Sửa xong: 15-03-2023
  • Chấp nhận: 20-03-2023
  • Ngày đăng: 30-04-2023
Trang: 66 - 72
Lượt xem: 122
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực mỏ than Núi Hồng, tỉnh Thái Nguyên có cấu trúc khá phức tạp, các vỉa than phình thóp, uốn lượn đột ngột, gây khó khăn trong công tác liên kết và đồng danh vỉa. Trên cơ sở áp dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu địa chất truyền thống với phương pháp mô hình hóa và phương pháp toán địa chất trong nghiên cứu cấu trúc địa chất, đặc điểm hình thái - cấu trúc vỉa than rút ra một số kết luận sau: Các thấu kính than trên mặt là phần than phong hóa tại chỗ của các vỉa than dưới sâu; đây là phát hiện mới để định hướng công tác thăm dò than dưới sâu tại khu vực mỏ Núi Hồng nói riêng, bể than Thái Nguyên nói chung. Các vỉa than có cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp, chứa từ 1 đến 15 - 28 lớp đá kẹp, góc cắm thay đổi khá lớn, từ nhóm vỉa dốc thoải (< 100) đến dốc đứng (70 - 750). Kết quả tính toán về hệ số biến đổi chiều dày, modul chu tuyến, hệ số gián đoạn vỉa, hệ số biến đổi góc dốc vỉa, diện tích phân bố vỉa và chỉ tiêu tổng hợp tính biến vị, khu vực mỏ Núi Hồng được xếp vào nhóm mỏ thăm dò III. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất định hướng công tác thăm dò phát triển mỏ khu vực Núi Hồng nói riêng và bể than Thái Nguyên nói chung.

Trích dẫn
Nguyễn Phương, Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Phương Đông, 2023. Một số kết quả nghiên cứu mới và định hướng công tác thăm dò than dưới sâu khu vực mỏ Núi Hồng, Tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 2, tr. 66-72.
Tài liệu tham khảo

Các bài báo khác