Triển vọng thu, sử dụng và lưu giữ CO2 (CCUS) ở Việt Nam

- Tác giả: Nguyễn Hồng Minh 1, Nguyễn Thu Hương 2
Cơ quan:
1 Viện Dầu khí Việt Nam
2 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 02-09-2023
- Sửa xong: 20-09-2023
- Chấp nhận: 25-09-2023
- Ngày đăng: 30-10-2023
- Lĩnh vực: Công nghiệp Dầu khí
Tóm tắt:
Thu, sử dụng và lưu giữ CO2 trong các thành tạo đia chất (CCUS) được coi là giải pháp quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, nhất là đối với một số ngành công nghiệp, như xi măng, sắt thép, nhiệt điện than, khai thác dầu và khí thiên nhiên... Từ một góc độ khác, CCUS còn hỗ trợ cho mô hình kinh tế tuần hoàn carbon, khi tham gia tái chế. tái sử dụng và loại bỏ chất thải CO2, là 3 trong 4 trụ cột của kinh tế tuần hoàn carbon. Từ quan điểm nêu trên, bài viết tổng quan tình hình phát triển CCUS trên thế giới, tổng hợp các nghiên cứu đã và đang triển khai ở Việt Nam, để từ đó bước đầu đánh giá sơ bộ: *Tiềm năng lưu giữ CO2 trong các mỏ dầu khí cạn kiệt và trong các đối tượng nước ngầm của Việt Nam;*Hiện trạng và dự báo tình hình phát thải CO2 của Việt Nam;<*Dự báo nhu cầu thị trường sử dụng CO2 ở Việt Nam;*Nghiên cứu lưu giữ CO2 ở Việt Nam và đánh giá ban đầu về chi phí, giá thành;Trên cơ sở tổng quan, bài viết xác định được một số điều kiện để có thể phát triển trung tâm CCUS, nơi tập trung các mỏ dầu khí cạn kiệt, cũng như các nguồn phát thải từ nhà máy điện, đạm, sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. Bài viết cũng đề xuất quan điểm, lộ trình triển khai CCUS ở Việt Nam, cũng như chính sách thiết lập thị trường các bon và khung pháp lý cho việc triển khai các dự án CCUS. Đó cũng là những giải pháp triển khai kinh tế tuần hoàn carbon trong các phân ngành năng lượng của Việt Nam.

Các bài báo khác