Tiềm năng tài nguyên than và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò dưới mức -300 m khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả

- Tác giả: Nguyễn Hoàng Huân 1, Nguyễn Tiến Dũng 2, Trần Văn Miến 3
Cơ quan:
1 Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
3 Tổng Hội Địa chất Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Tài nguyên, Trữ lượng, Tìm kiếm - thăm dò, Dưới mức -300, Hòn gai - cẩm phả
- Nhận bài: 09-10-2023
- Sửa xong: 20-11-2023
- Chấp nhận: 28-11-2023
- Ngày đăng: 31-12-2023
Tóm tắt:
Khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả là một phần của Bể than Quảng Ninh đã trải qua gần 200 năm (1840 ÷ 2023) tiến hành công tác điều tra tìm kiếm, thăm dò và khai thác than. Hiện nay, khu vực nghiên cứu là một công trường khai thác khổng lồ với sản lượng khoảng 30 triệu tấn than/ năm, hàng triệu khối đất đá được bốc xúc, hàng trăm ngàn mét lò được đào cùng hàng trăm ngàn mét khoan được đầu tư thăm dò, đem lại một nguồn thông tin vô cùng đồ sộ giúp cho các nhà địa chất ngày càng có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về khu vực chứa than Hòn Gai - Cẩm Phả. Kết quả tổng hợp và phân tích các tài liệu hiện có, kết hợp với những kết quả nghiên cứu mới gần đây, bài báo tập trung làm rõ về đặc điểm cấu trúc địa chất, độ chứa than, độ sâu tồn tại các vỉa than, đồng thời đánh giá được tiềm năng tài nguyên, trữ lượng than dưới mức -300 m, từ đó đề xuất định hướng về công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức -300 m khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả.

1. Mai Ân (1985), Tổng hợp chỉnh lý thành lập bản đồ 1:10.000 vùng than Hòn Gai – Cẩm Phả??Lưu trữ Trung tâm tư liệu Địa chất.
2. Đào Như Chức và nnk (2004), Báo cáo lập bản đồ địa chất công nghiệp bể than Quảng Ninh. Lưu trữ Công ty Địa chất mỏ - TKV.
3. Nguyễn Văn Giáp và nnk (1986), Thành lập bản đồ cấu trúc địa chất đáy trầm tích chứa than, phần đông bể than đông bắc bằng tài liệu địa vật lý tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Trung tâm tư liệu Địa chất.
4. Nguyễn Huy Hinh và nnk (1982), Báo cáo kêt quả thông tin tìm kiếm sâu dưới -300 m khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả, Lưu trữ Trung tâm tư liệu Địa chất.
5. Nguyễn Hoàng Huân, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Văn Miến (2015), Một số nhận thức mới về đứt gãy A-A và những ảnh hư ng đến công tác thăm dò, khai thác than khu vực Đông Cẩm Phả, Quảng Ninh. Hội nghị Khoa học Quốc tế “Các khoa học trái đất và phát triển bền vững nguồn tài nguyên Địa chất”, Trang 235.
6. Nguyễn Văn Sao (2012), Báo cáo điều tra đánh giá tiềm năng than dưới mức -300 m, bể than Quảng Ninh. Lưu trữ Trung tâm tư liệu Địa chất.
7. Vũ Văn Xoan (1987)< Bản đồ cấu trúc kiến tạo tỷ lệ 1:5000 phần Nam Cẩm Phả. Lưu trữ Trung tâm tư liệu Địa chất.
8. Công ty VITE (2009 – 2016), Tổng Hợp Báo cáo Tổng hợp, tính lại và chuyển đổi tài nguyên trữ lượng các khu mỏ than thuộc bể than Quảng Ninh. Lưu trữ Trung tâm tư liệu Địa chất.
Các bài báo khác