Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi Ni và Sc trong quá trình hòa tách khuấy trộn quặng limonite bằng tác nhân axit sulphuric

- Tác giả: Trịnh Nguyên Quỳnh*, Nguyễn Trọng Hùng, Bùi Ba Duy, Trần Văn Sơn, Trương Thị Ái, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Thị Ánh Tuyết, Cao Duy Minh, Ngô Quang Huy, Chu Quang Huy, Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Thị Thúy Uyên
Cơ quan:
Viện Công nghệ Xạ Hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 12-08-2024
- Sửa xong: 15-09-2024
- Chấp nhận: 10-10-2024
- Ngày đăng: 30-10-2024
- Lĩnh vực: Tuyển và Chế biến Khoáng sản
Tóm tắt:
Các thành phần nikel và scandi được thu hồi từ quặng limonite trong điều kiện hòa tách bằng axit ở áp suất thường. Các thông số sau có ảnh hưởng đến hiệu suất hòa tách Ni và Sc, bao gồm: nồng độ axit sulphuric, nhiệt độ quá trình hòa tách, thời gian phản ứng, tỷ lệ pha rắn/lỏng và cấp hạt quặng. Sau thời gian 4 h, hiệu suất hòa tách Ni ~ 70% và Sc đạt ~80% ở các điều kiện thí nghiệm nồng độ axit sulphuric 4M, nhiệt độ hòa tách 80oC, tỷ lệ rắn/lỏng 1/10 (g/ml), cấp hạt P80 = 63μm cùng với tốc độ khuấy duy trì ở 500 vòng/phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù limonite chứa Ni và Sc với hàm lượng thấp, nhưng ở các điều kiện hòa tách tối ưu chúng có thể được thu hồi với hiệu suất cao. Tác nhân hòa tách là axit sulphuric đem lại hiệu quả về mặt kinh tế đồng thời hạn chế sự hòa tan của các thành phần tạp chất vào dung dịch.

1. Nguyễn Thị Lệ Huyền. (2014). Nghiên cứu đặc điểm quặng sắt limonit nguồn gốc phong hóa thấm đọng khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An và định hướng thăm dò khai thác. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Khoa học Huế, Tập 1, số 1, 83-94.
2. Nguyễn Thuấn Khanh, Trần Trung Tới, Phùng Tiến Thuật. (2021). Các nghiên cứu về quy trình xử lý quặng laterite – nikel trên thế giới và ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Mỏ - Địa chất, Vol. 62, No. 3b, 41-50.
3. Arroyo, J. C. (2001). USA Patent No. 6,261,527.
4. Canterford, J. H. (1975). Treatment of nickeliferous laterites. Minerals Science and Engineering, 7, 3-17.
5. Georgiou, D., and Papangelakis, V. G. (1998). Sulphuric acid pressure leaching of a limonitic laterite:chemistry and kinetics. Hydrometallurgy, 49(1–2), 23-46. doi:10.1016/S0304-386X (98)00023-1
6. Addai-Mensah, J., Nosrati, A. (2014). Atmospheric acid leaching of siliceous goethitic Ni laterite ore: Effect of solid loading and temperature. Minerals Engineering 69, 154-164.
7. McDonald, R. G. Whittington, B. I. (2008). Atmospheric acid leaching of nickel laterites review: part I.sulphuric acid technologies. Hydrometallurgy, 91(1–4), 35-55.
8. Panda, S. C., Sukla, L. B., and Jena, P. K. (1980). Extraction of nickel through reduction roasting and ammoniacal leaching of lateritic nickel ores. Transactions Indian Institute of Metals, 33, 161-165.
9. Rubisov, D. H., Papangelakis, V. G. (2000). Sulphuric acid pressure leaching of laterites – speciation and prediction of metal solubilities at temperature. Hydrometallurgy, 58, 13-26.
10.Srecko S., Bernd F., Reinhard F. (2003). Sulphuric acid leaching of the Serbian nickel lateritic ore. World of Metallurgy - ERZMETALL, 198-203.
11.Valix, M., Cheung, W. H. (2002). Effect of sulfur on the mineral phases of laterite ores at high temperature reduction
Các bài báo khác