Cải tạo bãi thải kết hợp phát triển kinh tế rừng trên bãi thải mỏ- Thực tiễn và tiềm năng tại các bãi thải mỏ than vùng than Quảng Ninh

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24058
  • Cơ quan:

    Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 17-08-2023
  • Sửa xong: 22-09-2023
  • Chấp nhận: 25-09-2023
  • Ngày đăng: 30-10-2024
Trang: 72 - 84
Lượt xem: 111
Lượt tải: 2
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Cải tạo phục hồi môi trường các bãi thải mỏ là công đoạn cuối cùng của bất kỳ dự án khai thác, chế biến khoáng sản nào sau khi kết thúc dự án, được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm phục hồi cảnh quan và môi sinh sau khai thác. Trải qua một thời gian dài, việc trồng cây phủ xanh để cải tạo môi trường các bãi thải mỏ than được thực hiện theo kinh nghiệm dân gian hoặc phục hồi tự nhiên. Từ năm 2004, Tổng Công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật lâm sinh vào phục hồi và phủ xanh bãi thải mỏ. Các nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào các vấn đề về cấu trúc, thổ nhưỡng, lâm sinh, sinh thái bãi thải và các kỹ thuật trồng cây. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện với sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài để giải quyết một số vấn đề mà ngành Than chưa có kinh nghiệm và chưa có tiền lệ ở Việt Nam như xử lý tính axit của đất đá bề mặt bãi thải, biện pháp phủ xanh trong những điều kiện đặc biệt. Việc thực hiện trồng cây trên bãi thải mỏ cho đến nay mới chỉ dừng lại ở mục tiêu phủ xanh để góp phần ổn định bãi thải, tái tạo cảnh quan,… Một số khu vực bãi thải cũng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng bãi thải sau khi cải tạo môi trường thành các khu vực mang lại giá trị cao hơn về kinh tế. Tuy nhiên, việc trồng cây phủ xanh bãi thải mỏ theo tiêu chí kinh tế tuần hoàn đến nay ngành Than mới có chủ trương và bước đầu triển khai thực hiện để có thể khai thác tối đa tiềm năng các giá trị kinh tế, nhằm tạo ra thêm sản phẩm phục vụ xã hội, tạo ra thêm công việc cho thợ mỏ và cộng đồng dân cư sau khi kết thúc các dự án khai thác khoáng sản, xây dựng ngành khai thác Than – Khoáng sản thực sự phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và chăm lo đến an sinh xã hội.

Trích dẫn
Đỗ Mạnh Dũng, Trần Miên và Giáp Văn Kiên, 2024. Cải tạo bãi thải kết hợp phát triển kinh tế rừng trên bãi thải mỏ- Thực tiễn và tiềm năng tại các bãi thải mỏ than vùng than Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 5, tr. 72-84.
Tài liệu tham khảo

1. Huy An (2023). Triển vọng phát triển thị trường carbon ở Việt Nam. Tạp trí Tài chính Online. https://tapchitaichinh.vn/trien-vong-phat-trien-thi-truong-carbon-o-viet-nam.html.

2. Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin (2023). Báo cáo đề tài “Nghiên cứu ứng dụng nấm rễ nội cộng sinh để đẩy nhanh tốc độ phủ xanh bãi thải mỏ than tại Quảng Ninh”. Hà Nội.

3. Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin. (2022) Báo cáo Đề án trồng cây phủ xanh phục hồi môi trường kết hợp lấy gỗ trụ mỏ và phát triển kinh tế rừng. Hà Nội.

4. Đỗ Thị Lâm (2003). Tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than ở vùng Đông Bắc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12/2003.

5. Trần Miên, Nguyễn Tam Tính, Đỗ Mạnh Dũng (2018). Trồng cây phủ xanh bãi thải mỏ vùng than Quảng Ninh. Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề III. http://tapchimoitruong.vn/Gi/dien-dan--trao-doi-21/Trồng-câyphủ-xanh-bãi-thải-mỏ-vùng-than-Quảng-Ninh -14744.

6. Ngô Đình Quế, Nguyễn Đức Minh, Vũ Tấn Phương, Lê Quốc Huy, Đinh Thanh Giang, Nguyễn Thanh Tùng & Nguyễn Văn Thắng. (2006). Khả năng hấp thu khí CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 7/2006.

7. Hoàng Yến (2023). Tăng cường hoàn nguyên môi trường sau khai thác than. Cổng thông tin Quảng Ninh.14/8/2023

8. University of Bochum, EE+E Environmental Engineering and Ecology (2015). Handbook Mining and Environment in Vietnam. Handbook on the results of the project "Mining and environment in Vietnam 2005-2015", 535 p.,doi: 10.2314/GBV:868016799, Bochum 2015.

Các bài báo khác