Ứng dụng mô phỏng số để đánh giá ổn định đường lò thi công bằng phương pháp nổ mìn tạo biên tại mỏ đồng Vi Kẽm

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24063
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18.Phố Viên, Hà Nội, Việt Nam
    2 Đại Học Điện lực, 235.Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 10-09-2024
  • Sửa xong: 15-10-2024
  • Chấp nhận: 25-10-2024
  • Ngày đăng: 16-12-2024
Trang: 33 - 41
Lượt xem: 178
Lượt tải: 7
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khoan nổ mìn là phương pháp chủ yếu để phá vỡ đất đá và khai thác khoáng sản trong công nghiệp khai khoáng hiện nay cả ở các mỏ lộ thiên cũng như hầm lò. Thực tế thi công các công trình ngầm trong và ngoài nước đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp khoan nổ mìn tạo biên về tạo đường biên đào phù hợp, giảm lượng đào thừa tiết diện, nâng cao độ ổn định khối đá xung quanh đường lò sau khi đào. Trong khai thác mỏ quặng hầm lò tại Việt Nam hiện nay, nổ mìn tạo biên ít được áp dụng, gần như chỉ thực hiện ở mức độ thử nghiệm. Tại mỏ đồng Vi Kẽm đã và đang áp dụng phương pháp nổ mìn tạo biên khi sử dụng dây nổ để nạp phân đoạn cho các lỗ mìn biên. Kết quả cho thấy rõ hiệu quả sau khi áp dụng phương pháp nổ mìn tạo biên như giảm hệ số thừa tiết diện và biên đường lò phẳng và trơn nhẵn hơn. Trong bài báo này, mô hình số đã được sử dụng để đánh giá làm rõ thêm ổn định của đường lò sau khi sử dụng phương pháp nổ mìn tạo biên. Kết quả cho thấy khối đá xung quanh đường lò dịch chuyển nhỏ cũng như ổn định hơn so với đường lò được đào bằng phương pháp nổ mìn vi sai trước đó.

Trích dẫn
Phạm Văn Vĩ và Chu Việt Thức, 2024. Ứng dụng mô phỏng số để đánh giá ổn định đường lò thi công bằng phương pháp nổ mìn tạo biên tại mỏ đồng Vi Kẽm, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 6, tr. 33-41.
Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thụy Đằng (2004). Lượng Iỗ khoan trống khi khoan nổ mìn toàn gương đường hầm trong đá Iiên kết rắn chắc. Tuyển tập báo cáo – Hội nghị khoa học kỹ thuật trường Đại học Mỏ - Địa chất lần thứ 16, Hà Nội, 2004.

2. Đỗ Thụy Đằng (2008). Nâng cao hiệu quả khoan nổ mìn đào hầm Iò trong đá rắn. Diễn đàn khoa học công nghệ, Người xây dựng số tháng 6 năm 2008.

3. Đỗ Thụy Đằng (2001). Xác định chi phí thuốc nổ và sự phân bố chúng khi đi gương toàn diện các đường hầm trong vùng đá liên kết rắn chắc. Tuyển tập báo cáo – Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ 13, năm 2001.

4. Lê Như Hùng, Nguyễn Ngọc Phú (2006). Kiểm soát đào vượt trong thi công hầm. Tuyển tập báo cáo – Hội nghị khoa học Cơ học đá – môi trường rời toàn quốc lần thứ 5, năm 2006.

5. Nghiêm Hữu Hạnh (2001). Cơ học đá, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2001.

6. Nguyễn Đình Ấu, Nhữ Văn Bách (1998). Phá vỡ đất đá bằng khoan nổ mìn, NXB Giáo dục, 1998. 7. Nguyễn Thế Phùng, Nguyễn Ngọc Tuấn (1997). Thi công hầm, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội –

1997.

8. Nguyễn Văn Đước, Võ Trọng Hùng (1997). Công nghệ xây dựng công trình ngầm- Tập I- Thi công lò bằng, lò nghiêng và hầm trạm trong mỏ, NXB Giao thông vận tải, 1997.

9. Nguyễn Văn Quyển, Nguyễn Tuấn Anh (2006). Nâng cao hiệu quả tổ hợp biện pháp khoan nổ mìn tạo biên – neo bê tông cốt thép, bê tông phun. Tuyển tập báo cáo – Hội nghị khoa học cơ học đá – môi trường rời toàn quốc lần thứ 5, năm 2006.

10.Волков В.П., Наумов С.Н., Пирожкова А.Н. (1975). Тоннели и метрополитены.

11.Dang, V. K., Dias, D., Do, N. A., Vo, T. H. (2018). Impact of bIasting at tunneI face on an existing adjacent tunneI. International Journal of GEOMATE, 15:47, 22-31.

https://doi.org/10.21660/2018.47.04640

12.Hoek, E. and Brown, E.T. (1997). PracticaI estimates of rock mass strength. Intnl. J. Rock Mech. & Mining Sci. & Geomechanics Abstracts. 34 (8), 1165-1186

13. Skawina, B., Greberg, J., Salama, A., Schunnesson, H. (2014). Mechanical Excavation and Drilling and Blasting - A Comparison Using Discrete Event Simulation. DOI: 10.1007/978-3-319-02678-7_36 14. Wen-bo, L., Yi, L., Ming, C., Da-qiang, S. (2012). An introduction to Chinese safety regulations for

blasting vibration. Environ Earth Sci, 67, 1951–1959. https://doi.org/10.1007/s12665-012-1636-9 15. Zhang, Q., Zhang, Z., Wu, C., Yang, J., Wang, Z. (2022). Characteristics of Vibration Waves

Measured in Concrete Lining of Excavated Tunnel during Blasting in Adjacent Tunnel. Coatings, 12, 954. https://doi.org/10.3390/coatings12070954

Các bài báo khác