Đặc điểm biến hóa các thông số địa chất công nghiệp vỉa than mỏ Khe Chàm và ảnh hưởng của chúng đến công tác thăm dò và khai thác

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=24068
  • Cơ quan:

    1 Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin, B15 Nguyễn Công Thái, Hà Nội, Việt Nam
    2 Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6.Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, Việt Nam
    3 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, 3.Dương Đình Nghệ, Hà Nội, Việt Nam
    4 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18 Phố Viên, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 07-10-2024
  • Sửa xong: 28-11-2024
  • Chấp nhận: 02-12-2024
  • Ngày đăng: 16-12-2024
Trang: 76 - 87
Lượt xem: 112
Lượt tải: 3
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mỏ than Khe Chàm có tiềm năng than đá khá lớn, đã được thăm dò từ năm 1958 và khai thác từ năm 1978. Kết quả xử lý các thông số địa chất công nghiệp vỉa than bằng phương pháp toán địa chất rút ra một số kết luận: Các vỉa than mỏ Khe Chàm phân bố kéo dài theo phương tây bắc- đông nam và bị phức tạp hóa bởi các đứt gãy và nếp uốn bậc cao. Chiều dày vỉa biến đổi không ổn định (50% <Vm < 75%) đến rất không ổn định (Vm > 75%). Trụ và chiều dày các vỉa than biến hóa thuộc loại điều hòa, không có quy luật; một số phạm vi vỉa biến hóa điều hòa và có quy luật. Sự biến hóa chiều dày vỉa khá tương đồng với sự biến hóa của trụ vỉa; tại các vị trí trụ vỉa than ổn định, chiều dày vỉa thường lớn và ngược lại. Độ tro (Ak) các vỉa than phân bố tương đối ổn định (VAk < 75%), ngoại trừ vỉa V.10 phân bố không ổn định (VAk > 75%). Hình thái - cấu trúc các vỉa than mỏ Khe Chàm chủ yếu thuộc nhóm vỉa khai thác phức tạp (nhóm II) đến rất phức tạp (nhóm III). Hầu hết các vỉa than thuộc nhóm mỏ thăm dò III, một số phạm vi (phần trung tâm mỏ) có thể xếp vào nhóm mỏ thăm dò II. Phương vị tuyến thăm dò hợp lý nhất bố trí theo phương bắc - nam; vớ nhóm mỏ II, để tính trữ lượng cấp 121, khoảng cách tuyến 100 -150 m, công trình trên tuyến 75 -100 m và khoảng cách tuyến 150 - 200 m, công trình trên tuyến 100 -150 m cho trữ lượng cấp 122; đối vớ nhóm mỏ III, khoảng cách tuyến 100 -150 m, công trình trên tuyến 75 -100 cho trữ lượng cấp 122.Kết quả nghiên cứu sự biến hóa của các thông số địa chất công nghiệp vỉa than chỉ rõ, hầu hết các vỉa than mỏ Khe Chàm thuộc nhóm vỉa khai thác phức tạp (nhóm II) đến rất phức tạp (nhóm III). Để cơ giới hóa trong khai thác hầm lò, cần phải nghiên cứu chi tiết và phân chia mỏ thành các khối khai thác đồng nhất tương đối để lựa chọn công nghệ phù hợp.

Trích dẫn
Vũ Đức Hai, Nguyễn Phương, Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Phương Đông, 2024. Đặc điểm biến hóa các thông số địa chất công nghiệp vỉa than mỏ Khe Chàm và ảnh hưởng của chúng đến công tác thăm dò và khai thác, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXIII, kỳ 6, tr. 76-87.
Tài liệu tham khảo

1. Phạm Tuấn Anh (2024). Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình toán địa chất đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò than khu mỏ Khe Chàm thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Luận án tiến sĩ kỹ thuật Địa chất. Lưu thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

2. Lê Đỗ Bình, Nguyễn Phương, Nguyễn Đồng Hưng và nnk (2007). Báo cáo Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán học để mô tả sự phụ thuộc trữ lượng vào các chỉ tiêu công nghiệp (chiều dày, độ tro than) trong đánh giá tài nguyên - trữ lượng than Quảng Ninh. Lưu trữ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

3. Nguyễn Hoàng Huân và nnk (2015). Báo cáo kết quả thăm dò than khu mỏ Khe Chàm - Cẩm Phả -Quảng Ninh. Lưu trữ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

4. Lê Hùng (Cb) và nnk (1996). Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hòn Gai - Cẩm Phả, tỷ lệ 1: 50.000. Lưu trữ Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

5. Đoàn Văn Kiển, Nguyễn Khắc Vinh, Nguyễn Trọng Khiêm, Lê Đỗ Bình và nnk (2012). Phân chia nhóm mỏ, xác định mạng lưới công trình thăm dò hợp lý phục vụ lập dự án đầu tư khai thác than dưới mức -300m các mỏ than vùng Quảng Ninh. Lưu trữ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

6. Lương Quang Khang, Nguyễn Phương, Bùi Hoàng Bắc, Nguyễn Tiến Dũng, Khương Thế Hùng (2018). Phương pháp toán xử lý thông tin địa chất. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, ISBN: 978-60476-1760.

7. Kuzơmin. V. I. (1966). Hình họchoá và tính trữ lượng khoáng sản rắn. Bản tiếng Nga.

8. Mironov K.V. Cơ địa chất thăm dò các mỏ than (1977), Bản tiếng Nga. “Neđra”, Moskva.

9. Nguyễn Phương, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Tiến Dũng (2017). Cơ sởđịa chấtvà phương pháp thăm dò các mỏ than Việt Nam. Bài giảng dùng cho học viên Cao học và nghiên cứu sinh ngành kỹ thuật địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

10. Nguyễn Phương và nnk (2017). Một số kết quả mới từ tổng hợp tài liệu và đề xuất định hướng công tác nghiên cứu tiếp ở bể than Đông Bắc. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, tập 58.

11. Rưjov P. A., Gugkov V.M. (1966). Áp dụng phương pháp toán thống kê trong thăm dò lòng đất. “Neđra”, Moskva, 234 c.

12. Trần Văn Trị và nnk (1990). Báo cáo nghiên cứu cấu trúc, kiến tạo, chất lượng, đặc tính công nghệ bể than Quảng Ninh xác lập phương pháp, mạng lưới thăm dò hợp lý. Báo cáo khoa học đề tài Nhà nước mã số 44A-01-01. Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

13. Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007 - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên than (2007).

14. Ailing Qi; Wenhui Kang; Guangming Zhang; Haijun Lei (2019). “Coal Seam Thickness Prediction Based on Transition Probability of Structural Elements”. Applied Sciences, Vol 9, Iss 6, p 1144.

15. Chen Youkuo, Yang Yongguo, Wu Wangwen (2015). “Coal seam thickness prediction based on least squares support vector machines and kriging method”. Electronic Journal of Geotechnical Engineering 20(1):167-176, School of Resource and Earth Science, China University ofMining and Technology.

16. Dodge, Y (2006). The Oxford Dictionary of Statistical Terms, OUP. ISBN 0-19-920613-9.

17. Friedrich - Wilhelm Wellmer (2011). Statiscal Evaluations in Exploration, for Mineral Deposits, 30655 Hannover, Germany. ISBN 3-540-61242-4 Spinger-Verlag Berlin Heidelberg, New York. Trang Web https://www.springer.de.

18. Jacek Mucha (2013). “Statistical and geostatistical methods of resources estimation of bituminous coals and lignites deposits”. Conference: 9th Czech and Polish Conference “GEOLOGY OF COAL BASINS" At: Ostrava, Czech Republic October 15-17,2013.

19. John c. Davis (2002). Statistics and data analysis in Geology, John Wiley & Sons. New York -Chichester - Brisbane - Tronto - Singapore. ISBN 0-471-17275-8. P.416 - 443

20. Surpac minex5.1 (2013), Gemcom Surpac, Cooperation.

Các bài báo khác